Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi không khó!

Tình trạng bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi là rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu thường là do tuổi già nên tình trạng sức khỏe cũng suy giảm. Làm thế nào để trị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi?

Thật ra để điều trị để hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi không khó, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc: “Lấy gậy ông đập lưng ông”, nghĩa là đánh vào nguyên nhân gây ra là được.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Do tuổi lớn đồng nghĩa với việc tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu dẫn đến nhiều vấn đề về bệnh liên quan gây tiểu đêm nhiều lần như:


- Bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu dưới: Do u tuyến tiền liệt gây bí đái, đái khó, đái không hết nên luôn làm bàng quang tồn dư nước tiểu sẽ kích thích phản xạ đi tiểu. Số lần đi tiểu đêm nhiều hay ít tỷ lệ thuận với mức độ tắc nghẽn bài xuất nước tiểu và mức độ tồn dư nước tiểu trong bàng quang.

- Đa niệu về đêm: Bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt... gây tăng bài xuất nước tiểu.

- Bệnh lý làm giảm dung tích bàng quang: Viêm bàng quang do nhiễm khuẩn hay viêm do xạ trị, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, lao bàng quang,... làm giảm dung tích bàng quang so với khả năng lọc của thận, gây phản xạ đi tiểu nhiều.

- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, ngủ ít làm cho thần kinh trung ương không ức chế được khả năng nhịn tiểu...

Hoặc có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý như: Uống nhiều nước trước khi đi ngủ, ăn thức ăn gây lợi tiểu, dùng nhiều chất kích thích hoặc dùng nhiều loại thuốc tây…

2. Cách điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi

Trước khi muốn điều trị bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bằng cách đến bác sĩ khám, nếu nguyên nhân là do các bệnh lý khác gây nên bạn cần điều trị theo phương pháp bác sĩ yêu cầu ví dụ: Do u tuyến tiền liệt: Phải tiến hành phẫu thuật hay điều trị bằng thuốc uống.


Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Hạn chế thức khuya: Không làm việc mất quá nhiều thời gian vào ban đêm, không sử dụng chất gây hung phấn để thức khuya như cafe, trà…

- Không uống nhiều trước khu ngủ.

- Không ăn những thức ăn gây lợi tiểu như: trái cây nhiều axit hay chua, thức ăn cay, hành, pho-mát, thức ăn đóng hợp…

- Không sử những thức uống kích thích như: rượu, bia, cafe, trà…

- Không nên lạm dụng thuốc tây vì thuốc tây cũng gây lợi tiểu.

- Cố gắng đi tiểu hết lượng nước tiểu có trong bang, thường do lớn tuổi nên việc són tiểu làm bạn cảm thấy khó chịu nên thường chỉ đi một phần.

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không cần tập nặng chỉ cần đều đặn là được.

Điều trị để bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi thường không dễ nhưng để hạn chế thì không khó, chỉ cần có cuộc sống lành mạnh thì đã giúp bạn rất nhiều.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Tiểu đêm ở trẻ em có giống với tiểu đêm ở người lớn? Cách điều trị?

Dù thế nào đi nữa thì bệnh tiểu đêm đều có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mắc phải và cả người thân. 

Nhiều phụ huynh biết rằng tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm và họ cảm thấy lo lắng không biết chứng tiểu đêm ở trẻ có giống tiểu đêm nhiều lần? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này.

1. Phân biệt giữa bệnh tiểu đêm ở trẻ và bệnh tiểu đêm ở người lớn


Để biết rõ bệnh tiểu đêm ở trẻ có phải là bệnh tiểu đêm nhiều lần mà người lớn hay mắc phải hay không chúng ta cần tìm hiểu về chứng tiểu đêm ở trẻ.


Tìm hiểu về bệnh tiểu đêm ở trẻ

Tiểu đêm ở trẻ em thường được mọi người cho là bình thường nhưng không ít người lo lắng và việc lo lắng này không phải là chuyện thừa vì bệnh tiểu đêm có bình thường hay không còn tùy thuộc vào độ tuổi của người mắc phải.

Tiểu đêm không đáng lo: Trẻ em ở độ tuổi từ 0-3 thường chưa có ý thực tự chủ do đó chuyện tiểu dầm là hiện tượng bình thường.

Tiểu đêm trở thành vấn đề lớn: Trẻ từ 5-7 tuổi trở lên còn tiểu đêm thì bậc phụ huynh nên kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của các bé vì ở độ tuổi này các bé đã có thể tự chủ nên vẫn bị tiểu đêm thì là điều bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu dầm

Bệnh tiểu đêm thường có một số nguyên nhân chủ yếu sau:


- Do di truyền: Cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu đêm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu đêm.

- Do bản thân thực thể: Các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu... hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu đêm ở trẻ.

- Do tâm lí: Trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, bị ám ảnh lo sợ hay phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ... là những yếu tố tâm lý tác động gây tiểu đêm ở trẻ em.

- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày như: uống nước nhiều trước khi ngủ, ăn uống không hợp lí…

Sau khi hiểu hơn về chứng tiểu đêm ở trẻ, chúng ta có thể thấy tuy tiểu đêm ở trẻ em và tiểu đêm ở người lớn có triệu chứng tương tự nhau, thường đi tiểu về đêm và có thể đi nhiều lần nhưng về sinh hoạt hay thể chất cả hai không giống nhau do đó nguyên nhân gây ra tiểu đêm ở 2 đối tượng này không giống nhau.

Tuy nhiên nếu trẻ bị tiểu đêm bất thường các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị hợp lí.

2. Cách điều trị bệnh tiểu dầm ở trẻ


Trị bệnh thì phải đúng thuốc đúng bệnh mới tốt nhưng những lưu ý cũng giúp chơ quá trình điều trị bệnh tiểu đêm ở trẻ rất tốt.


Ăn uống hợp lí: Sau 4 giờ chiều hàng ngày cố gắng để trẻ ít uống nước đôi chút, tránh ăn thức ăn lỏng về bữa tối, ít ăn các đồ ăn thức uống lợi tiểu như dưa hấu và cà phê…

Tránh gây áp lực hay la mắng trẻ: Vì tâm lý căng thẳng có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn

Bồi dưỡng lòng tin: Thường xuyên chú ý đến các vấn đề của trẻ, an ủi động viên, giúp tâm lý trẻ ổn định hơn

Rèn luyện thói quen sống lành mạnh: Tập cho trẻ thói quen ngủ nghỉ, đi vệ sinh… đúng giờ đúng lúc và tập thói quen rèn luyện cơ thể, tập thể dục chơi thể sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tại sao phụ nữ cũng mắc bệnh tiểu đêm? Cách điều trị?

Bệnh tiểu đêm nhiều lần là căn bệnh phiền toái, gây nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở nam giới và người lớn tuổi, tuy nhiên nói vậy không hẳn là nữ giới không mắc phải. 

Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao phụ nữ cũng mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần và có cách điều trị hợp lí hơn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phụ nữ cũng mắc bệnh tiểu đêm?


Nhiều chị em cho rằng bệnh tiểu đêm chỉ thường gặp ở đàn ông hoặc người lớn tuổi nhưng trên thực tế điều này không chính xác, ở phụ nữ vẫn có khả năng xảy ra.


Tiểu đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, thường phân thành 2 nhóm chính là do bệnh lí và không do bệnh lí.

Trường hợp không do bệnh lí gây ra thường vì thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày như:

- Uống nước nhiều trước khi ngủ

- Sử dụng nhiều thuốc tây, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… gây lợi tiểu

- Không có chế độ ăn uống dinh dưỡng, cuộc sống thiếu vận động dẫn đến hoạt động trao đổi chất không tốt…

Trường hợp do bệnh lí, tiểu chính là triệu chứng của những bệnh lí khác như: đa niệu về đêm, tăng hoạt động cơ chóp bàng quang, giảm dung tích bàng quang, bệnh tim mạch mất bù, đái tháo đường không điều trị tốt hoặc đái tháo nhạt, giảm estrogen, khát nhiều và uống nhiều, rối loạn tâm lý/giấc ngủ…

Nguyên nhân chủ yếu bệnh tiểu đêm thường xuất hiện nhiều ở nam hơn ở nữ là do nam giới thường không cẩn thận, ít chú ý đến các thói quen sống lành mạnh, thường sử dụng các chất kích thích…

Làm thế nào để phát hiện mình đang bị bệnh tiểu đêm nhiều lần

Vấn đề không phải khó giải quyết, khi nhận thấy mình hay đi tiểu đêm bạn hãy bắt ghi chú cẩn thận về số lần, tần xuất, lượng nước tiểu mỗi lần trong đêm, và cả lượng nước bạn đã uống mỗi tối trước khi đi ngủ.


Từ đó bạn có thể xác định xem liệu đây là hậu quả do sản xuất nước tiểu nhiều quá mức (thường không do bệnh lí) hay đi nhiều lần và mỗi lần đi rất ít (do giảm khả năng chứa đựng của bang quang, thường do bệnh lí khác gây nên.

Sau khi xác định được tình trạng bệnh tiểu đêm bạn có thể dễ dàng điều trị hơn vì có thể bắt đầu từ nguyên nhân gây ra để giải quyết vấn đề

Cách điều trị bệnh tiểu đêm ở phụ nữ

Như đã nói, ta nên giải quyết vấn đề từ nguyên nhân gây nên. Nếu không phải do bệnh lí bạn có thể dễ dàng điều trị bằng viêc thay đổi thói quen sống trở nên lành mạnh hơn:


- Trước khi đi ngủ không nên uống hoặc uống ít nước thôi

- Không dùng các chất kích thích

- Ăn uống đầy đủ, không để thiếu chất xơ

- Có chế độ tập luyện thể thao hợp lí

Nếu trường hợp do bệnh lí bạn nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn chính xác hơn nhằm đảm an toàn và hiệu quả điều trị.


Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Không còn tiểu đêm nhiều lần bằng cách tự xoa bóp mỗi tối

Tiểu đêm nhiều lần là bệnh lý thường gặp ở nam giới nam và người cao tuổi, tuy không phải là một loại bệnh nặng hay một căn bệnh nan y nhưng tiểu đêm nhiều cần được chữa trị sớm vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bạn.



Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng hiện nay và với bệnh tiểu đêm nhiều lần đây cũng được xem là phương pháp hiệu quả.

Tác dụng trị bệnh tiểu đêm bằng xoa bóp, bấm huyệt

Theo y học cổ truyền, tiểu đêm là do chân âm bất túc, dương khí suy yếu ảnh hưởng đến điều tiết của thận và khí hóa của bàng quang. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp điều hòa các khí huyết này giúp điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần.


Xoa bóp bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.

Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang oxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã.

Từ đó chứng tiểu đêm sẽ được điều trị và bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường không còn khó chịu bởi chứng tiểu đêm nhiều lần.

Hướng dẫn xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần  

Bước xoa bóp:
  • Bệnh nhân ngồi thả lỏng người đưa tay ra sau lưng sờ thấy chỗ hõm ở dưới xương sườn 12, nắm tay lại từ từ, lấy mu bàn tay xát nhẹ nhàng cùng bên từ chỗ hõm tới khi gặp xương mào chậu từ 30 - 50 lần.
  • Kế tiếp bệnh nhân nằm ngửa dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng, kết hợp lực ấn vừa phải theo chiều kim đồng hồ từ dưới rốn đến bờ trên xương mu, 2 động tác này có tác dụng nâng cao vai trò cố tinh sáp niệu, điều hòa tiết niệu, nâng cao trương lực cơ điều hòa, điều tiết cũng như sự khí hóa của bàng quang.

Bước bấm huyệt:
  • Lần lượt bấm các huyệt: thận du, khí hải, trung cực, thừa tương, khúc cốt, di niệu, dạ niệu, tam âm giao. Mỗi huyệt bấm từ 3 - 5 phút với lực bấm nhẹ nhàng thấm sâu từ nhẹ đến mạnh và ngược lại.
Bạn nên thực hiện phương pháp xoa bóp và bấm huyệt được hướng dẫn trên mỗi tối trước khi đi ngủ. Tình hình bệnh tiểu đêm nhiều lần của bạn sẽ biểu hiện tốt dần trông thấy. Phương pháp này bạn có thể tự làm cho mình hoặc cho người thân sẽ rất hiệu quả

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

3 Món ăn bổ dưỡng chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả

Bệnh tiểu đêm nhiều lần thật sự làm người khác khó chịu, thức dậy nửa đêm, đi vệ sinh nhiều lần, đánh thức người khác khi họ đang ngon giấc… Có thể không là chứng bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng bệnh tiểu đêm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Chỉ 3 món ăn bổ dưỡng nhưng đồng thời cũng giúp bạn chữa hết bệnh tiểu đêm nhiều lần đáng ghét.

1. Ốc bươu bung củ chuối

Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi)… Củ chuối hột có tính chát trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đêm


Mùi vị món ăn này rất đậm đà, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người bệnh.

Nguyên liệu: ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nghệ giã vắt nước, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị...

Cách làm:

§ Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột.

§ Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, thêm ốc vào ướp cùng.

§ Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước chừng 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.

§ Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa vặn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị.

Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn (đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày), rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.

2. Canh bí ngô (bí đỏ) - đậu xanh
Bí ngô với đậu xanh kết hợp với nhau sẽ được một món canh bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đêm



Nguyên liệu: Bí ngô, đậu xanh.

Cách làm:

§ Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng.

§ Đậu xanh đãi sạch.

§ Cho cả bí đỏ và đậu xanh vào nồi hầm cho thật nhừ, chế đủ gia vị (mặn hoặc ngọt), chia ăn vài lần trong ngày.

Bạn cũng có thể dùng đậu đỏ và bí đao để nấu canh ăn hằng ngày. Món này cũng giúp giải độc, thanh nhiệt cực hay.

3. Rùa hầm (ngô) bắp nếp

Thịt rùa tính ôn, các bộ phận trong cơ thể rùa đều bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết. Vì thế, những người gặp vấn đề về đường tiết niệu như đi tiểu đêm nhiều, đái dầm, són đái đều được khuyên nên dùng thịt rùa để trị bệnh.



Nguyên liệu: Thịt rùa, ngô nếp hoặc ngô tẻ.

Cách làm: Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp.

Bằng 3 món ăn bổ dưỡng chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả trên có thể giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường, không phải thức dậy nhiều lần mỗi tối, có giấc ngủ sâu và ngọt ngào cùng người cạnh.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Bệnh tiểu đêm nhiều lần có phải do thận yếu? Làm sao hết tiểu đêm?

Tiểu đêm nhiều lần là hiện tượng khá phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay phạm vi này không chỉ có vậy mà còn ở nhiều đối tượng khác kể cả phụ nữ. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện do thận yếu. Liệu có chính xác là như vậy hay không?


Tiểu đêm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống sinh hoạt của rất nhiều người. Làm sao để điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả là câu hỏi đang có rất nhiều người mong sự hồi đáp. Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

1. Bệnh tiểu đêm nhiều lần có phải do thận yếu?

Nếu nói thận yếu là nguyên nhân gây bênh tiểu đêm nhiều quả là không sai, nhưng nói ngược lại thì không chính xác. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó cũng có thể là do một vài nguyên nhân khá đơn giản khác

Tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý: 


§ Tại đường tiết niệu và thận như: viêm thận, suy thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến;

§ Bệnh ngoài đường tiết niệu: suy tim, đái tháo đường, stress...

Tiểu đêm cũng do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản (không do bệnh lý) như:

§ Nhiều người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Rõ ràng, “có vào” thì phải “có ra”

§ Sử dụng nhiều các chất kích thích: Nếu như sử dụng các chất như bia rượu, cafe nhiều thì cung gây tiểu nhiều vì các chất này gây tiểu nhiều hơn.

§ Người lớn tuổi: Khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

§ Phụ nữ mang thai: tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.


2. Cách điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả nhất

Để điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả ta cần có cach điều trị phù hợp ứng với từng nguyên nhân gây ra. Chữa “đúng người, đúng bệnh” luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các bài thuyết dân gian, cổ truyền để làm thuyên giảm tình trạng tiểu đêm nhiều mà không cần lo lắng nguyên nhân cụ thể là gì.


Có thể lựa chọn và sử dụng món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau:

Bài thuốc 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12h, kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ bết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.

Bài thuốc 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.

Đa số các bài thuốc trên đều là những bài thuốc bổ dưỡng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đem. Nhưng để điều trị triệt để bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chữa đúng người đúng bệnh.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Tiểu đêm nhiều có phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm?

Tiểu đêm nhiều gây không ít phiền toái, ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhưng chứng bệnh tiểu đêm nhiều bị không ít người bỏ qua vì nghĩ là chuyện nhỏ hoặc họ cảm thấy ngại kể.

Ít người biết rằng đây có thể chỉ vì nguyên nhân đơn giản nào đó nhưng cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm hơn.

1. Tiểu đêm nhiều không do bệnh lý


Uống nhiều nước: Nhiều người nghĩ rằng uống nhiều nước vào buổi tối sẽ giúp quá trình lọc chất độc của thận dễ dàng hơn khi ngủ. Và đương nhiên, uống nước nhiều sẽ làm bạn đi tiểu nhiều, chưa nói đến trường hợp uống nước quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Sử dụng chất kích thích: Nếu ban ngày bạn sử dụng nhiều rượu, bia hay cafe thì dễ gây tiểu nhiều vì nó có tác dụng lợi tiểu và kích thích bàng quang tiểu nhiều.

Do mang thai: Với rất nhiều thai phụ, tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.

Do tuổi già: Khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

2. Tiểu đêm nhiều do bệnh lý


Do tuyến tiền liệt: Thường gặp nhất là u lành tiền liệt tuyến. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới, chỉ đứng thứ hai trong các bệnh liên quan đến niệu khoa, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Khi u phát triển to sẽ ngăn cản dòng nước tiểu và kích thích bàng quang, làm cho bệnh nhân đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm.

Sỏi thận: Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng do tùy thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi và các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục… cả ban ngày lẫn ban đêm.



Viêm bàng quang: Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu sau khi đã được thận lọc qua. Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù là viêm bàng quang cấp tính hay mạn tính, bao giờ cũng khiến người bệnh muốn đi tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, không ngoại trừ cả ban đêm và tiểu són.

Viêm đường tiết niệu: Người bệnh đi tiểu liên tục dù là ngày hay đêm, đau rát, khó chịu và sẽ tiến triển nhanh đối với những người tái phát. Nguyên nhân do nhiễm trùng đã kích thích bàng quang, đưa đến tình trạng đi tiểu liên tục.

Đái tháo đường type 2: Đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm được xem là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường.

3. Nhận biết sự nguy hiểm của bệnh tiểu đêm


Làm sao để nhận biết hiện tượng tiểu đêm nhiều lần là do một vài nguyên nhân đơn giản hay là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm là vấn đề bạn cần biết để có cách điều trị hợp lí.


Tiểu đêm là triệu chứng bệnh lí khi:

- Không uống nước nhiều vẫn đi tiểu

- Có các triệu chứng rối loạn đi tiểu kèm theo hay có kèm thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu.

- Không thể nhịn tiểu được dù đang làm việc hay hội họp.

- Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước hay không.

- Có các thay đổi thể trạng kèm theo: sụt cân, mệt mỏi…

Bệnh tiểu đêm nhiều lần có thể là chuyện nhỏ rất bình thường nhưng đôi khi lại là một vấn đề rất lớn đáng lưu tâm. Dù thế vì nguyên nhân gì khi chưa biết rõ bạn nên theo dõi tình trạng của mình thật kĩ càng để biện pháp điều trị phù hợp hoặc nên đến gặp bác sĩ nếu thấy đó là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

6 Nguyên tắc “vàng” để hạn chế và điều trị bệnh tiểu đêm

Bệnh tiểu đêm hiện nay, dần trở nên phổ biến hơn, thường ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, không hẳn là ở nữ giới không có và những trường hợp này có xu hướng ngày càng tăng.
Đây là vấn đề sinh lí ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
Để giúp hạn chế và điều trị bệnh tiểu đêm bạn nên tuân theo những nguyên tắc trong đời sống hằng ngày một cách nghiêm khắc hơn.
Không dùng nhiều chất kích thích khi điều trị bệnh tiểu đêm
Các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá luôn được khuyến cáo là hạn chế dùng vì thường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và với bệnh tiểu đêm đây còn là chất tác động rất lớn. Vì chúng là những chất lợi tiểu làm kích thích bàng quang gây tiểu nhiều hơn. Do đó, đêm tiểu nhiều là điều tất nhiên.
Bạn nên hạn chế dùng chất kích thích thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế để bỏ dần thói quen không tốt như thay vì uống rượu bia, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây, thay vì thuốc lá bạn có thể ngậm vài viên kẹo bạc hà…
Hạn chế sử dụng thuốc mức tối đa
Một số loại thuốc tây có tính chất lợi tiểu nên thường kèm theo những tác dụng phụ như tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần… Do đó, bạn nên hạn chế việc sử dụng thuốc ở mức tối đa có thể, thay vào đó bạn hãy tìm đến những thảo dược tự nhiên vừa tốt mà vừa lại an toàn hơn rất nhiều.
Chế độ ăn uống hợp lý khi chữa trị bệnh tiểu đêm
Kiểm soát chế độ ăn uống, tránh uống quá nhiều chất có tính axit, tránh làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sơ vì chúng có thể giúp nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ ẩm, giảm áp lực lên thận.
Bên cạnh đó, nếu do bạn uống nhiều nước vào buổi tối thì nên hạn chế uống trước khi đi ngủ. Nhưng cũng đừng uống quá ít nước, nên uống đủ lượng nước khoảng 2 lít/ngày.
Thường xuyên vận động
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động dưới ánh nắng mặt trời có thể giúp đào thải lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể, thường xuyên hít thở không khí trong lành để hạn chế khả năng phát bệnh, tốt cho sức khỏe.
Giảm áp lực công việc để hạn chế bệnh tiểu đêm
Bạn đừng quá tạo áp lực công việc lên người mà nên có một kế hoạch công việc rõ ràng để thoải mái trong việc hoàn thành chúng. Bởi vì khi áp lực quá cao, lượng axit trong cơ thể cũng tăng lên, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, không tốt chút nào cho bệnh tiểu đêm.
Giải trí, thư giãn nhiều hơn có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đêm
Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn có thể giải stress bằng cách đi dạo phố, nói chuyện tâm sự cùng bạn bè, hay đơn giản cùng gia đình sum vầy đùa giỡn… Điều này rất có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đêm.
Nếu bạn đảm bảo tốt những nguyên tắc trên chắc hẳn bệnh tiểu đêm phiền toái và khó chịu sẽ giảm dần, có thể hết hẳn nếu bạn duy trì để những nguyên tắc đó thành thói quen của mình.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

9 Bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đêm đơn giản nhất

Tiểu đêm nhiều là một chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhiều người cũng đành chấp nhận nó như một hiện tượng sinh lí do tuổi tác. Nhưng đây thật sự là một vấn đề lớn đối với không ít người.


Tiểu đêm nhiều lần có thể nói không phải quá trầm trọng về mặt sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc hằng ngày, không chỉ là đối với bản thân người mắc phải mà còn ảnh hưởng đến người thân yêu xung quanh bạn.

Một số bài thuốc trị bệnh tiểu đêm đơn giản và hữu hiệu nhất là điều mọi người nên biết để giúp duy trì và cải thiện cuộc sống sức khỏe của mình trở nên tốt hơn. Sau đây là tổng hợp 9 bài thuốc dân gian chữa tiểu đêm cực đỉnh.

1. Chữa bệnh tiểu đêm với mè đen:
Chuẩn bị: 200 gram mè đen

Cách làm:

*** Rang chín cho vào hộp có nắp đậy kín.

*** Mỗi ngày cho người bệnh nhai khoảng 2 muỗng cà-phê mè rang này, nếu bệnh đã lâu có thể nhai mỗi ngày 3 muỗng.

Lưu ý: Phải nhai thật lâu, thật kỹ trong miệng rồi mới nuốt dần từng chút một, càng lâu càng tốt. Nhai liên tiếp trong 5 ngày thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh tiểu đêm với mè đen

2. Chữa bằng giá đỗ xanh

Nguyên liệu: 500g giá đỗ xanh, 50g đường trắng

Cách làm:

*** Lấy nước luộc giá đỗ pha với đường chia làm nhiều lần trong ngày để uống.

*** Uống một ngày 5 – 6 lần. Bài thuốc này không chỉ trị được bệnh đi tiểu nhiều lần mà còn có thể trị được bệnh tiểu rắt

Giá đỗ trị tiểu đêm cực đỉnh

3. Bài thuốc từ dạ dày lợn

Nguyên liệu: 500g dạ dày lợn, 100g gạo tẻ

Cách làm:

Luộc dạ dày lợn chín khoảng 5 phần thì vớt ra, để ráo nước và thái nhỏ ra cho vào nồi nấu chung với gạo thành món cháo dạ dày để ăn mỗi ngày 2 lần. Ăn liên tiếp trong 2 – 3 ngày thì sẽ thấy bệnh có dấu hiệu đỡ hơn.

4. Cháo cù mạch

Nguyên liệu: 30g cù mạch, 50g hạt kê

Cách làm:

*** Nấu cù mạch lấy nước sau đó dùng nước đó để nấu với hạt kê thành cháo hạt kê.

*** Mỗi ngày chỉ cần ăn 2 bữa cháo cù mạch

Theo kinh nghiệm dân gian bạn có thể thấy bệnh đỡ dần và khỏi hẳn nếu thực hiện một cách đều đặn cách này.

5. Râu ngô và kim tiền thảo

Nguyên liệu: 30g râu ngô tươi, 30g kim tiền thảo

Cách làm:

*** Nấu râu ngô và kim tiền thảo thành nước để uống hàng ngày thay cho nước lọc hoặc trà.

Bài thuốc này rất có hiệu quả với những người bệnh mắc chứng bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo vì ngoài việc chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều lần bài thuốc này còn có tác dụng chữa tiểu buốt do bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo gây ra.

Râu ngô và kim tiền thảo

6. Chữa bằng cẩu khởi tử

Nguyên liệu: 15g cẩu khởi tử

Cách làm:

*** Đun cẩu khởi tử thành nước để uống 2 ngày một lần.

*** Thực hiện liên tiếp trong 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

7. Bài thuốc từ đậu đỏ

Nguyên liệu: 50g đậu đỏ, 2 cái mề gà

Cách làm:

*** Mề gà rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nấu chín cùng với đậu đỏ.

*** Ăn mỗi ngày một lần

Bạn sẽ thấy bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo có dấu hiệu thuyên giảm nếu thực hiện đúng như vậy thường xuyên.


8. Chữa bằng thịt baba

Nguyên liệu: 1 con baba, Gừng

Cách làm:

*** Hấp chín baba với gừng rồi cho thêm một chút là có thể ăn được.

*** Với bài thuốc này chỉ cần ăn 2 – 3 lần là có thể chữa được bệnh tiểu nhiều lần.

9. Bài thuốc từ thận lợn

Nguyên liệu: 2 quả thận lợn, 30g hạch đào nhân, 15g đỗ trọng

Cách làm:

*** Thận lợn làm sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín cùng với hạch đào nhân và đỗ trọng.

*** Bài thuốc này vừa có tác dụng với những người mắc chứng tiểu nhiều lần vừa có tác dụng với những người bị liệt dương.

Bằng những bài thuốc dân gian đơn giản trên bạn vừa chữa được bệnh tiểu đêm đầy khó chịu vừa là những bài thuốc rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Mong bạn sẽ cải thiện phần nào đời sống sức khỏe của mình qua những bài thuốc được chia sẻ trên.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Bệnh tiểu đêm có thật sự nguy hiểm?

Thay vì được ngủ ngon giấc vào mỗi tối, bạn phải phải thức dậy thường xuyên để… đi tiểu. Không ít người nghĩ đây là đúng là chuyện phiền phức nhưng chắc không có gì, cũng chẳng đáng ngại gì đâu. Vậy liệu nó có đáng ngại không? Bệnh tiểu đêm có thật sự nguy hiểm?


1. Một vài trường hợp bênh tiểu đêm:

Ông Nguyễn Mạnh Hải, 59 tuổi (Bình Tân, TP.HCM) cho biết, cách đây khoảng một năm rưỡi, ông bị triệu chứng đi tiểu liên tục. Cứ khoảng 1 tiếng, 30 phút hoặc có khi chỉ 15 phút ông lại đi tiểu một lần. Tuy nhiên lúc đi, ông không tiểu được ngay mà phải đợi vài giây, tia tiểu có nhiều lúc rất yếu. Không những thế, ông thường bị cảm giác xón tiểu mỗi khi rửa mặt, rửa chén hay bất cứ khi nào chạm tay vào nước. Nhiều lúc nước tiểu xón ra quần khi chưa kịp tới nhà vệ sinh khiến ông gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống.

Hồ Thị Tùng Khánh, 70 tuổi (Bình Chánh, TP.HCM) bị chứng tiểu đêm kéo dài gần 8 năm nay khiến nhiều lúc bà không dám đi đâu xa nhà. Bà Tùng Khánh kể, cách đây tám năm, bà có làm phẫu thuật trực tràng 1 lần. Nhưng từ sau lần phẫu thuật đó, số lần đi tiểu mỗi ngày của bà tăng lên bất thường, có ngày lên đến 10 lần khiến bà rất khó chịu. Không những thế, bà còn hay bị xón tiểu không kiềm chế được mỗi khi hét hoặc nói chuyện to tiếng.

Không chỉ người lớn tuổi mà cả trẻ con cũng bị bệnh tiểu đêm. Chia sẻ với Sống Khỏe Online, chị Vũ Thị Quyên, mẹ của bé Trần Thiên Nhẫn, 7 tuổi (TP.HCM) cho biết, con trai chị đi tiểu rất nhiều lần vào ban ngày. Đêm ngủ, cứ khoảng 15 phút là bé đòi dậy đi tiểu. Tình trạng này xảy ra đã lâu, khiến bé lúc nào cũng lừ đừ, thiếu ngủ, người rất mệt mỏi.

2. Tiểu càng nhiều nguy cơ càng cao:

Hiện nay, có nhiều người không có giấc ngủ ngon, đặc biệt là người lớn tuổi khi cứ phải thức dậy liên tục vào ban đêm để đi tiểu. Trong khi ban ngày, số lần đi tiểu của họ lên đến trên 10 lần, thậm chí có khi gần 20 lần.

Bác sĩ Lê Phúc Liên (khoa Tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, tiểu đêm là tình trạng người bệnh thức dậy nhiều hơn một lần trong giấc ngủ ban đêm để đi tiểu. Việc thức dậy này sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khiến người bệnh ngủ không ngon, khó ngủ lại, dần dần trở nên mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị giảm trí nhớ, trí thông minh (nhất là trẻ em), tăng nguy cơ té ngã, gãy xương (thường gặp ở người già). Điều nguy hiểm nhất ở người bị bệnh tiểu đêm là số lần đi tiểu càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong của người đó.


3. Cách giảm mức độ nguy hiểm nguy của bệnh tiểu đêm:

Bác sĩ Lê Phúc Liên khuyến cáo, bệnh nhân nếu có triệu chứng đi tiểu nhiều lần nên:

- Chủ động theo dõi tình trạng của mình hoặc nhờ phụ huynh theo dõi giúp (đối với trẻ nhỏ) bằng một nhật ký đi tiểu. Các chỉ tiêu theo dõi có thể là lượng nước uống vào, thời gian đi tiểu, số lần đi tiểu mỗi ngày, loại thuốc đang dùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ghi chú lại các triệu chứng lúc tiểu (tiểu khó, tiểu phải rặng, chờ tiểu, tia nước yếu…) để bác sĩ dễ đánh giá tình trạng bệnh.


- Thay đổi lối sống, bởi đây là phương pháp điều trị quan trọng, có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc. Ban đêm, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, nước uống có caffein, rượu.

Bệnh tiểu đêm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi với mức độ ảnh hưởng khác nhau về cả sức khỏe, công việc và cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thay đổi lối sống một cách tích cực thì mới có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Suy thận độ 2 là gì, có nguy hiểm không...?

Suy thận độ 2 là gì? Suy thận chia gồm 5 giai đoạn, trong đó chức năng thận vẫn hoạt động bình thường ở giai đoạn 1 và bắt đầu có những dấu hiệu hư tổn ở giai đoạn 2.

Suy thận độ 2 a
Suy thận độ 2 là gì? Nỗi trăn trơ của nhiều người

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Suy thận độ 1 là gì, có nguy hiểm không...?

Suy thận độ 1 là gì? Suy thận độ 1 có nguy hiểm không? Đó là nỗi lo lắng, hoang mang của rất nhiều bệnh nhân sao khi nhận được chuẩn đoán về căn bệnh này. Vậy hãy cùng giải đáp những vấn đề trên qua bài viết sau.

Suy thận độ 1 có nguy hiểm không 1
Hình ảnh suy thận độ 1

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Tiểu đêm nhiều ở phụ nữ - triệu chứng của nhiều bệnh

Tiểu đêm là một rối loạn tiết niệu gây nhiều phiền toái. Đặc biệt, khi ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, tiểu đêm nhiều ở phụ nữ thường liên quan đến vấn đề nội tiết tố nữ.

Tiểu đêm nhiều ở phụ nữ

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Chữa bệnh tiểu đêm đơn giản với thức ăn từ hến

Hến là món ăn đơn giản và quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Đặc biệt, hến rất tốt cho hỗ trợ chữa bệnh tiểu đêm do chức năng thận suy giảm.


Canh hến


Tiểu đêm và cách chữa: ăn uống khoa học bảo vệ thận khỏe

Tiểu đêm là một căn bệnh khó chịu. Mà thận yếu là một nguyên nhân phổ biến của bệnh. Vậy làm thế nào để giữ cho thận khỏe tránh tiểu đêm và cách chữa đơn giản nhất?
Tiểu đêm và cách chữa

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đêm cho giấc ngủ đầy đủ

Thật là phiền toái khi mỗi buổi tối không ngủ được, lại phải thức trắng để… đi tiểu. Nhưng chỉ với những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đêm đơn giản sẽ kết thúc tình trạng này.


Thuốc nam chữa bệnh tiểu đêm cho giấc ngủ đầy đủ
Sống đơn giản cho đời thanh thản

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Những bài thuốc điều trị bệnh tiểu đêm hữu hiệu

Tiểu đêm là một căn bệnh gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Sau đây, hãy cùng khám phá những bài thuốc hiệu quả điều trị bệnh tiểu đêm

Tiểu đêm gây nhiều phuền toái cho người bệnh

Sự thật về bệnh tiểu đêm ở nam giới

Một đêm dậy đi tiểu 4-5 lần là nỗi khổ triền miên của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đêm ở nam giới. Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc hằng ngày.

Nỗi khổ triền miên của những bệnh nhân tiểu đêm

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu đêm nhiều

Đi tiểu nhiều lần về đêm là chứng bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho khổ chủ. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu đêm nhiều


Tiểu nhiều về đêm là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều về đêm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất vẫn là người cao tuổi. Có thể xuất phát từ nguyên nhân như mắc các bệnh lý hoặc là một hoạt động sinh lý bình thường. Bởi vậy, khi có biểu hiện đi tiểu nhiều về đêm, chúng ta nên sớm đi khám để phát hiện và chữa bệnh tiểu đêm nhiều, tránh những phiền toái cũng như những biến chứng bệnh có thể gây ra. 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tiểu đêm nhiều 1
Tiểu đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống 

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều và tạm biệt những đêm trắng mệt mỏi

Khám và chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều thường không được mọi người chú trọng vì nghĩ đây là một vấn đề tuổi tác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lí này. 

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách, Khoa Nội thận Lọc máu Bệnh viện Thống nhất TP HCM cho biết, người bình thường khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần trong ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần tiểu khoảng 300 ml. Tiểu đêm là đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm.