Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều và tạm biệt những đêm trắng mệt mỏi

Khám và chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều thường không được mọi người chú trọng vì nghĩ đây là một vấn đề tuổi tác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lí này. 

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách, Khoa Nội thận Lọc máu Bệnh viện Thống nhất TP HCM cho biết, người bình thường khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần trong ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần tiểu khoảng 300 ml. Tiểu đêm là đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm. 


Mọi người có quan niệm đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Vì thế hiện tượng này được chấp nhận như một vấn đề của tuổi tác và không quan tâm tới việc bệnh đi tiểu đêm nhiều. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường ngủ bình thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tiểu đêm gây ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống hằng ngày. 

Chứng tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ và nhiều hậu quả

Đi tiểu đêm nhiều là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ ai, cả nam lẫn nữ và được bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiểu đêm nhiều có thể bắt đầu từ những nguyên nhân do bệnh lý vô cùng phức tạp (thực thể) hoặc cũng do không bệnh lý đơn giản (chức năng). Hãy cùng làm rõ vấn đề này để có thể phòng tránh và chữa bệnh tiểu đi đêm nhiều nhé:

Một số bệnh lý gây ra bệnh đi tiểu đêm (thực thể): 

  • Trục trặc tuyến tiền liệt: Thường gặp nhất là u lành tiền liệt tuyến. Khi u phát triển sẽ chèn ép bang quang, kích thích làm cho bệnh nhân đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm. 
  • Viêm bang quang: Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu nên khi bị viêm nhiễm sẽ gây kích thích tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của viêm bàng quang bên cạnh chứng tiểu đêm là đau bụng dưới, phía trên xương mu, tiểu gắt buốt, sốt, … 
  • Sỏi thận: Biểu hiện lâm sang của sỏi thận rất đa dạng do tùy thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi và các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt… cả ban ngày lẫn ban đêm.

Nguyên nhân không do bệnh lý (chức năng): 

  • Uống nhiều nước: Thói quen uống nhiều nước vào buổi tối sẽ đi tiểu nhiều là điều tất nhiên. Đó là chưa kể uống quá nhiều nước còn có thể dẫn đến tình trạng đa niệu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu có thói quen này, bạn nên sớm thay đổi để không phải gặp bác sĩ. 
  • Do sử dụng các chất kích thích: nếu ban ngày sử dụng các chất kích thích như rượu, trà, cà phê thì ban đêm sẽ đi tiểu nhiều, vì chúng có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang gây tiểu nhiều hơn. 
  • Do lớn tuổi: Khả năng tái hấp thụ kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Giải pháp bệnh đi tiểu đêm nhiều: 

  • Việc điều trị chứng tiểu đêm là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, sức khỏe. Vì vậy, khi có dấu hiệu của chứng tiểu đêm cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị tiểu đêm thích hợp.
Khám bác sĩ khi có triệu chứng bệnh để được tư vấn 


Phòng ngừa bệnh đi tiểu đêm nhiều: 

Một số khuyến cáo nên thực hiện cho những trường hợp tiểu đêm thuộc nhóm nguyên nhân chức năng (nhất là ở người cao tuổi): 
  • Hạn chế uống nhiều nước (nhưng vẫn phải đủ lượng), không dùng nhiều canh, không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế ăn các loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.
  • Tăng cường rau xanh, chất xơ (giúp nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì ổn định độ kiềm, tốt cho sức khỏe, giảm áp lực lên thận), không ăn nhiều thịt, muối và các loại đồ mặn khác. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress… 
  • Tập thói quen đi tiểu đúng giờ và đi tiểu trước khi đi ngủ. 
  • Đối với những trường hợp người cao tuổi mắc một số bệnh đường tiết niệu (viêm, sỏi, u), bệnh tiểu đường, bệnh tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh phụ khoa (nữ giới), cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh
  • Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày và trước khi đi ngủ buổi tối (càng tốt) để giúp cho khí huyết lưu thông, mọi cơ quan hoạt động tốt hơn, giúp ngủ ngon hơn sẽ hạn chế tiểu đêm.
  • Massage, ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm. 


1 nhận xét: