![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhm2sW6n4ON6bDYR69vG2cYZcr-FQjeF4sRGrHkyhCHV-eK9rQEKBZLhiphglk9tnfik-Qel4ik45QU_J7Akr0wqp6CsqZfHp-BZlDtRbml-HQOcz-RjCtXNcxXrmm1xK_NEU9Ja8UbRK8/s1600/nguy-hiem-benh-tieu-dem-nhieu.jpg)
Ông Nguyễn Mạnh Hải, 59 tuổi (Bình Tân, TP.HCM) cho biết, cách đây khoảng một năm rưỡi, ông bị triệu chứng đi tiểu liên tục. Cứ khoảng 1 tiếng, 30 phút hoặc có khi chỉ 15 phút ông lại đi tiểu một lần. Tuy nhiên lúc đi, ông không tiểu được ngay mà phải đợi vài giây, tia tiểu có nhiều lúc rất yếu. Không những thế, ông thường bị cảm giác xón tiểu mỗi khi rửa mặt, rửa chén hay bất cứ khi nào chạm tay vào nước. Nhiều lúc nước tiểu xón ra quần khi chưa kịp tới nhà vệ sinh khiến ông gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống.
Bà Hồ Thị Tùng Khánh, 70 tuổi (Bình Chánh, TP.HCM) bị chứng tiểu đêm kéo dài gần 8 năm nay khiến nhiều lúc bà không dám đi đâu xa nhà. Bà Tùng Khánh kể, cách đây tám năm, bà có làm phẫu thuật trực tràng 1 lần. Nhưng từ sau lần phẫu thuật đó, số lần đi tiểu mỗi ngày của bà tăng lên bất thường, có ngày lên đến 10 lần khiến bà rất khó chịu. Không những thế, bà còn hay bị xón tiểu không kiềm chế được mỗi khi hét hoặc nói chuyện to tiếng.
Không chỉ người lớn tuổi mà cả trẻ con cũng bị bệnh tiểu đêm. Chia sẻ với Sống Khỏe Online, chị Vũ Thị Quyên, mẹ của bé Trần Thiên Nhẫn, 7 tuổi (TP.HCM) cho biết, con trai chị đi tiểu rất nhiều lần vào ban ngày. Đêm ngủ, cứ khoảng 15 phút là bé đòi dậy đi tiểu. Tình trạng này xảy ra đã lâu, khiến bé lúc nào cũng lừ đừ, thiếu ngủ, người rất mệt mỏi.
2. Tiểu càng nhiều nguy cơ càng cao:
Hiện nay, có nhiều người không có giấc ngủ ngon, đặc biệt là người lớn tuổi khi cứ phải thức dậy liên tục vào ban đêm để đi tiểu. Trong khi ban ngày, số lần đi tiểu của họ lên đến trên 10 lần, thậm chí có khi gần 20 lần.
Bác sĩ Lê Phúc Liên (khoa Tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, tiểu đêm là tình trạng người bệnh thức dậy nhiều hơn một lần trong giấc ngủ ban đêm để đi tiểu. Việc thức dậy này sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khiến người bệnh ngủ không ngon, khó ngủ lại, dần dần trở nên mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị giảm trí nhớ, trí thông minh (nhất là trẻ em), tăng nguy cơ té ngã, gãy xương (thường gặp ở người già). Điều nguy hiểm nhất ở người bị bệnh tiểu đêm là số lần đi tiểu càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong của người đó.
Bác sĩ Lê Phúc Liên khuyến cáo, bệnh nhân nếu có triệu chứng đi tiểu nhiều lần nên:
- Chủ động theo dõi tình trạng của mình hoặc nhờ phụ huynh theo dõi giúp (đối với trẻ nhỏ) bằng một nhật ký đi tiểu. Các chỉ tiêu theo dõi có thể là lượng nước uống vào, thời gian đi tiểu, số lần đi tiểu mỗi ngày, loại thuốc đang dùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ghi chú lại các triệu chứng lúc tiểu (tiểu khó, tiểu phải rặng, chờ tiểu, tia nước yếu…) để bác sĩ dễ đánh giá tình trạng bệnh.
Bệnh tiểu đêm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi với mức độ ảnh hưởng khác nhau về cả sức khỏe, công việc và cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thay đổi lối sống một cách tích cực thì mới có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét