1. Bệnh tiểu đêm nhiều lần có phải do thận yếu?
Nếu nói thận yếu là nguyên nhân gây bênh tiểu đêm nhiều quả là không sai, nhưng nói ngược lại thì không chính xác. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó cũng có thể là do một vài nguyên nhân khá đơn giản khác
Tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý:
§ Bệnh ngoài đường tiết niệu: suy tim, đái tháo đường, stress...
Tiểu đêm cũng do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản (không do bệnh lý) như:
§ Nhiều người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Rõ ràng, “có vào” thì phải “có ra”
§ Sử dụng nhiều các chất kích thích: Nếu như sử dụng các chất như bia rượu, cafe nhiều thì cung gây tiểu nhiều vì các chất này gây tiểu nhiều hơn.
§ Người lớn tuổi: Khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.
§ Phụ nữ mang thai: tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.
2. Cách điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả nhất
Để điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả ta cần có cach điều trị phù hợp ứng với từng nguyên nhân gây ra. Chữa “đúng người, đúng bệnh” luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các bài thuyết dân gian, cổ truyền để làm thuyên giảm tình trạng tiểu đêm nhiều mà không cần lo lắng nguyên nhân cụ thể là gì.
Có thể lựa chọn và sử dụng món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau:
Bài thuốc 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12h, kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài thuốc 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ bết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài thuốc 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.
Đa số các bài thuốc trên đều là những bài thuốc bổ dưỡng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đem. Nhưng để điều trị triệt để bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chữa đúng người đúng bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét