Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Sự thật về bệnh tiểu đêm ở nam giới

Một đêm dậy đi tiểu 4-5 lần là nỗi khổ triền miên của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đêm ở nam giới. Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc hằng ngày.

Nỗi khổ triền miên của những bệnh nhân tiểu đêm

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở nam giới Theo y học hiện đại  
  • Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giới tính: 
  • Các bệnh lý ở đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các lý do khác nhau, rồi laon phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang... 
  • Sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc. 
  • Các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...
  • Đặc biệt, chứng tiểu đêm ở nam giới thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt... 

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở nam giới Theo y học cổ truyền
  • Chức năng tiểu tiện trong cơ thể do hai cơ quan là thận và bàng quan đảm nhiệm. Ở người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ nên ban đêm ít đi tiểu tiện. Khi lớn tuổi, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là do thủy hỏa đều bất túc. 
  • Bệnh đi tiểu đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do đường khó suy yếu gây nên. Vì thế can chu trong boi bo than duong. Nói chung căn cứ vào vai trò của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tý, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp. 

Cách điều trị bệnh tiểu đêm
  • Mỗi ngày bệnh nhân bị bệnh tiểu đêm nhiều nên uống hơn 2 lít nước, tránh uống bia, rượu, cà phê, nước ngọt, các chất có chứa caffein… trước khi đi ngủ vì các chất trên làm tăng nhu cầu đào thải nước của cơ thể. 
  • Người bệnh khi ngủ cần phải kê chân cao hơn tim khoảng 20cm, nếu nâng chân cao gây cảm giác tê hoặc khó chịu thì chuyển thế sang nằm nghiêng. 
  • Những bệnh nhân phải uống thuốc lợi tiểu thì nên sử dụng 6 giờ trước khi đi ngủ, việc ăn uống cũng nên dừng lại trước lúc ngủ 3 giờ. 

2 nhận xét:

  1. Tôi 60 tuổi, sức khỏe bình thường. Tối đi ngủ khoảng 22h và thức dậy lúc 6h sáng. Không đi tiểu đêm và sáng dậy tiểu rất ít, nước tiểu vàng. Tôi lo mình bị bệnh gì đó mà không biết. Nên xin hỏi tiểu ít có phải là 1 bệnh không? Nên kiểm tra bộ phạn nào và bằng phương pháp gì. Xin chủ nhà và các bạn chỉ giúp. Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Chào Bác Khiêm!

    Ở tuổi 60 khi triệu chứng tiểu ít, nước tiểu màu vàng thì do gan nóng gây nên. Bác nên bổ sung rau xanh, trái cây và uống 500ml nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào lúc thức dậy để cơ thể được bài trừ và thải độc. Kiêng việc hút thuốc và uống rượu nha Bác.

    Chúc Bác có một sức khỏe dồi dào và hạnh phúc bên gia đình, con cháu!

    Trả lờiXóa