![]() |
Thuốc điều trị bệnh tiểu đêm |
1. Trước hết chúng ta hãy nhìn sơ lược qua các nguyên nhân của bệnh tiểu đêm
Không do bệnh lý
- Người bình thường có thể do uống nhiều nước, dùng nhiều canh hoặc các món luộc (đặc biệt các loại rau cải, mướp, bầu..) hoặc do tinh thần căng thẳng, sử dụng thuốc lợi tiểu (có cả trong các loại nước ngọt, trà, cà phê…) có thể gây ra hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần.
Do bệnh lý
- Các bệnh lý như viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, dị vật hoặc u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt gây hiện tượng tiểu nhiều cả ngày và đêm. Ngoài ra, một số bệnh có tính toàn thân cũng có thể vì lượng nước tiểu tăng đột biến gây tiểu tiện nhiều lần, như bệnh tiểu đường, cường năng tuyến giáp, thận mạn tính, bệnh máu thấp, băng niệu potassium…
Bài 1
- Giá đỗ xanh 500gam
- Đường trắng 50gam
- Luộc giá đỗ xanh chín kĩ sau đó lấy nước, hòa đường trắng rồi uống nhiều lần trong ngày, tác dụng như thuốc chữa bệnh tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu ngắn, rít, ra dầm dề không dứt.
Bài 2
- Khiếm thực 20gam
- Hạt hướng dương 50gam
- Giã nát hạt hướng dương, sau đó trộn với khiếm thực nấu thành canh để dùng. Thích dụng điều trị tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trắng đục giống nước vo gạo, hoặc có kèm thắt lưng và chân đau mỏi, mềm yếu.
Bài 3
- Dạ dày lợn làm sạch 500gam
- Gạo tẻ 100gam
- Luộc dạ dày heo cho chín tới 5/10, vớt ra thái thành sợi nhỏ, cho vào nồi cùng với gạo nấu thành cháo, đến chín dừ, ngày ăn hai lần. Thích hợp chữa tiểu tiện nhiều lần, tiêu khát, người thiểu lực.
Bài 4
- Cù mạch 30gam
- Hạt kê 50gam
- Nấu cù mạch lấy nước thuốc, kế tiếp cho hạt kê vào nấu thành cháo để ăn ngày hai lần. Thích hợp chữa cảm nhiễm ở đường niệu gây nên tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu ngắn, rít đau.
Bài 5
- Râu ngô tươi mới 30gam
- Kim tiền thảo lá to 30gam
- Nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày giúp chữa chứng bệnh sỏi ở đường niệu nên tiểu tiện nhiều lần, đau khi tiểu tiện, có khi tiểu tiện ra cả sỏi.
Bài 6
- Mề gà 2 cái
- Đỗ đỏ 50gam.
- Nấu chín đỗ đỏ tới 5/10, sau đó cho mề gà đã làm sạch thái miếng vào nấu tiếp cho chín dừ để ăn ngày một lần dùng chữa bệnh tiểu tiện nhiều lần, mót tiểu tiện gấp, sỏi ở đường niệu.
Bài 7
- Thận lợn 2 quả
- Hạch đào nhân 30gam
- Đỗ trọng 15gam
- Làm sạch thận lợn thái miếng cùng đỗ trọng cho vào nồi nấu với hạch đào và chút nước cho chín dừ để ăn. Thích dụng với chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, dài; liệt dương, sợ lạnh.
3. Ngoài ra còn các loại thuốc đặc trị bệnh tiểu đêm
Các antimuscarinic bao gồm các chất kháng thụ thể muscarinicacetycholin (MAR) ngăn chặn sự hoạt động dẫn truyền thần kinh của acetylcholine. Tùy theo chất mà hiệu lực chữa bệnh và tác dụng phụ có khác nhau nên cần lựa chọn dùng trong từng bệnh cụ thể.
- Thuốc có tác dụng ngăn chặn acetylcholine mà solifenacin làm giảm nhịp điệu co cơ bàng quang, cho phép bàng quang giữ lại một khối lượng lớn nước tiểu. Do đó được dùng trong tình trạng bàng quang, cho phép bàng quang giữ lại một khối lượng lớn nước tiểu. Do đó được dùng trong tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, tình trạng tiểu khẩn cấp (thôi thúc), tiểu không kiểm soát được (rò rỉ). Solifenacin chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 (CYP 3A4), khi dùng chung với các thuốc ức chế enzyme này như ketoconazole thì solifenacin bị giảm sự thải trừ, tăng nồng độ trong máu nên phải giảm liều dùng. Đặc biệt, solifenacin bị giảm sự thải trừ, tăng nồng độ trong máu nên phải giảm liều dùng. Đặc biệt, solifenacin làm kéo dài quãng QT trên điện tâm đồ, có tiềm năng gây ra xoắn đỉnh nên không được dùng chung với các thuốc có tiềm năng gây ra hiệu ứng này như moxifloxavin, pimozid.
- Oxybutynin (Ditropan): Có cơ thể và chỉ định giồng solifenacin. Khi dùng thường gặp một số tác dụng phụ như nóng, khô da, khát cùng cực; đau dạ dày nặng, táo bón; nóng rát lúc đi tiểu; đi tiểu ít hơn bình thường hay không đi tiểu; mờ mắt. Nhìn chung ít độc hơn solifenacin.
- Darifenacin (enablex, emselex): Làm giảm sự co cơ trơn của bàng quang, dùng cho trạng thái tiểu khẩn cấp (thôi thúc), tiểu không kiểm soát được (rò rỉ), vẫn dùng trong trạng thái bàng quang hoạt động quá mức song chưa biết chắc chắn là có hiệu lực trong trạng thái này không.
- Không nên dùng các thuốc trên cho người mẫn cảm với thuốc (riêng darifenacin có thể gây dị ứng nặng phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng); không dùng cho người bàng quang và đường niệu có cản trở cơ học, tăng nhãn áp, bị phì dại tuyến tiền đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tiêu hóa chậm, viêm loét đại tràng, nhược cơ, có bệnh gan thận.
4. Chế độ ăn uống cho người tiểu nhiều lần
Chế độ ăn uống góp phần cải thiện tình hình hiện tại của người bệnh và chữa bệnh tiểu đêm. Đối với những người đi tiểu nhiều lần thì sau đây là những lời khuyên hữu ích:
- Uống nước đầy đủ và đều đặn hằng ngày, uống quá ít hoặc quá nhiều cũng đều là không tốt. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để tránh mắc tiểu về đêm.
- Hạn chế thức uống có cồn vì các loại nước này làm tăng lượng nước tiểu như vậy sẽ kích thích đi tiểu nhiều.
- Giảm caffein : Caffein có tính chất lợi tiểu. Hạn chế lượng caffein sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát.
- Nên hạn chế các thực phẩm chứa tính axit ví dụ như cam, chanh, cà phê, cà chua vì chúng có tác dụng kích ứng bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều hơn. Do đó nên tiết chế việc sử dụng các thực phẩm này để giảm thiểu tình trạng hiện tại.
- Hạn chế đồ uống có gas : Những thức uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang, nếu mắc chứng tiểu đêm, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này.
- Các gia vị nóng và chất ngọt không nên sử dụng vì chúng ảnh hưởng không tốt đến bàng quang nếu ăn nhiều.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc để tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra như tiểu nhiều lần…
Theo: Bệnh Tiểu Đêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét