Chế độ ăn cho người bệnh thận rất quan trọng, vì nếu áp dụng khoa học có thể cải thiện sức khỏe, hạn chế tình trạng nhưng nếu ăn uống không đúng cách lại khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Tùy theo từng loại bệnh thận, chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau.
![](https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/e7/40/35/e74035c8aa8bc29bf90bd781a437d58c.jpg)
Trong bài viết này, Nhà thuốc Đông y Hoa Đà sẽ tư vấn đến bạn chế độ ăn cho người bệnh thận nhằm giúp bệnh có những dấu hiệu tiến triển tích cực. Hãy tham khảo để có thêm thông tin nếu bạn hoặc người thân đang mắc bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận cấp:
Viêm cầu thận là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, trong đó thận không làm tròn chức năng của mình là loại bỏ chất thải, dịch dư thừa. Bệnh có nhiều nguyên nhân gồm tiên phát (tự xảy ra) và thứ phát (do bệnh khác dẫn đến). Bệnh cũng được chia làm 2 loại đó là viêm cầu thận cấp và mãn, dựa vào triệu chứng bệnh cùng việc làm các xét nghiệm, phân tích, các bác sỹ sẽ đưa ra đánh giá chính xác nhất.
Với người bị viêm cấp tính, chế độ ăn cho người bệnh thận cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế ăn mì, gạo… và các loại ngũ cốc nhiều protein (không quá 150g/ngày). Tốt nhất, hãy nạp đạm động vật từ sữa, cá, thịt nạc, trứng và hạn chế nguồn protein từ thực vật. Không sử dụng quá 30g chất béo/ngày, và chỉ nên dùng chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nên dùng các loại bột đường có trong thực phẩm như mật ong, khoai lang, bột sắn dây, khoai sọ, miến dong… Nếu tiểu nhiều thì ăn rau quả bình thường nhưng nếu vô niệu thì cần kiêng cữ. Nhìn chung, lượng rau quả nạp vào phụ thuộc vào lượng nước tiểu mà bạn thải ra mỗi lần.
Gợi ý chế độ ăn cho người bệnh thận ở tình trạng này cụ thể mỗi ngày: nửa lạng cá (hoặc thịt nạc), 3 lạng khoai lang, 1 lạng gạo tẻ, 20g dầu ăn, 4 lạng rau quả, 1 trái trứng (dùng cách ngày). Lượng nước nạp vào cơ thể bằng với số nước tiểu thải ra cộng thêm từ 300ml đến nửa lít. Một lưu ý quan trọng nữa, đó là bạn nên nêm nếm gia vị nhạt, ít muối/mắm, ngay cả khi không còn bị phù cơ thể nữa vẫn nên hạn chế tối đa.
>> Xem Thêm: 3 Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả được ghi chép trong YHCT
Chế độ ăn cho người bệnh thận nhưng chưa suy thận:
Khi bạn bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư nhưng bệnh chưa tiến triển nặng thành suy thận, thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng sau:
- Nên ăn khoai sắn, gạo, mì và sử dụng chất béo mỗi ngày từ 20g-25g, trong đó dầu thực vật chiếm trên 2/3. Về đạm, ngày chỉ nên nạp từ 1.5 - 2 g/kg/ngày (tính dựa trên số cân nặng trước khi mắc bệnh của bạn), một số nguồn đạm tốt gồm cá, thịt nạc, sữa bột tách bơ, đậu đỗ. Về rau quả, bạn có thể ăn như người bình thường nhưng cần hạn chế bớt nếu bị tiểu ít.
- Tránh ăn chất béo và nội tạng động vật. Trứng vẫn là nguồn đạm tốt nhưng chỉ nên dùng 1 tuần từ 1-2 trái.
Thực đơn gợi ý dành cho bạn gồm: 2 lạng cá (hoặc thịt nạc), 3 lạng đậu hũ, 10g dầu ăn, 600g rau quả, 3 lạng gạo và 2g muối.
![](https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/7c/bf/5d/7cbf5da6ea7353eadf4a915caa95b134.jpg)
Chế độ ăn cho người bệnh thận suy (suy thận):
Khi đã bị suy thận, tức là tình trạng thận của bạn đang ở mức vô cùng trầm trọng, thì bạn nên hết sức chú ý đến dinh dưỡng, nếu không có thể gây nguy hiểm. Lời khuyên cho bạn là hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ gạo mì (đảm bảo dưới 150g/ngày), không ăn mỡ và nội tạng động vật, kể cả các loại đậu đỗ, mè, đậu phộng cũng phải kiêng. Những loại rau có vị hơi chua như rau đay, ngót, mồng tơi nên loại bỏ khỏi thực đơn.
Thực phẩm nên dùng gồm các loại đường, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, miến dong. Dầu thực vật, bơ thực vật nên sử dụng ở khoảng 35-40g/ngày. Lượng tiêu thụ đạm hạn chế ở mức 50g/ngày (cá, thịt nạc). Trứng gà ăn 1 tuần xen kẽ nhưng không quá 3 trái. Riêng sữa, bạn cần thu nạp khoảng 100-200ml mỗi ngày. Rau quả khá cần thiết nhưng phải chọn loại có hàm lượng kali thấp, ngọt và ít đạm.
Gợi ý thực đơn cụ thể tham khảo gồm: 2 lạng khoai lang, 1 lạng miến dong, 1 lạng gạo tẻ, 20g bột sắn dây, 100ml sữa, 30g đường kính trắng, 50g cá/thịt nạc, 1 trái trứng (ăn cách ngày), 20g dầu ăn thực vật, 400-500g rau quả chín.
Trên đây là chế độ ăn cho người bệnh thận khá cụ thể, tùy theo tình trạng bệnh bạn nên áp dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, dù thế nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ để đảm bảo an toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét