Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Giới thiệu 3 loại thuốc Tây chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần

Tổng hợp thông tin các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần từ Nhà thuốc Hoa Đà sẽ giúp người bệnh có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ bởi tiểu đêm cũng do nhiều nguyên nhân.

Chứng tiểu đêm nhiều lần và nỗi ám ảnh mất ngủ

Tiểu đêm là một triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và trí óc, khiến tinh thần và người mắc phải sa sút nghiêm trọng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Một số người sống chung với chứng tiểu đêm lâu dài đã mắc thêm những bệnh nguy hiểm khác, thậm chí người tuổi cao sức yếu còn có thể bị tử vong. Ngược lại với đái dầm, tình trạng tiểu đêm nhiều lần tức là trong một đêm, bạn phải thức giấc từ 2 lần trở lên và đi tiểu. Nếu chỉ dậy 1 lần đi vệ sinh thì bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Nỗi ám ảnh về chứng tiểu đêm nhiều lần luôn là đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể dùng các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần dưới sự chỉ định, lời khuyên của y bác sỹ. Tùy theo nguyên nhân gây ra triệu chứng tiểu đêm, thuốc bạn cần sử dụng cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn chớ nên tùy tiện sử dụng kẻo “tiền mất tật mang”, bệnh này không hết đã lại phải lo đến bệnh khác.
Hãy tiếp tục tham khảo phần 2 nếu bạn thật sự quan tâm đến cách điều trị!

Các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần

Một số loại thuốc có tác dụng hạn chế hoặc chữa trị dứt điểm chứng tiểu đêm dai dẳng, bạn chỉ nên đọc và kham khảo để biết thêm thông tin, còn nếu sử dụng thì phải hỏi ý kiến bác sỹ:

1 Thuốc chẹn Alpha- 1

Nếu bạn bị tiểu nhiều lần do bệnh viêm/phì đại tuyến tiền liệt thì có thể dùng thuốc chẹn Alpha- 1. Thuốc giúp cổ bàng quang mở dễ dàng bằng cách ngăn chặn sự tăng trương lực cơ. Mặc dù thuốc cho hiệu quả tốt và hạn chế nhiều chứng bệnh liên quan đến rối loạn nước tiểu, nhưng Alpha- 1 có thể gây tác dụng phụ nên nam giới khi sử dụng phải tuân theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng để tránh các nguy hiểm, rủi ro không đáng có.

2. Kháng thụ thể muscarinicacetycholin (MAR)

Kháng thụ thể muscarinicacetycholin là một trong những loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần hiệu quả, gồm 3 loại có tác dụng ngăn chặn hoạt động dẫn truyền thần kinh của acetylcholin, gồm: Solifenacin, Darifenacin và Oxybutynin. Thuốc này cũng có tác dụng phụ nên bạn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng, và tất nhiên, phải được sự cho phép của bác sỹ phụ trách.
Trên đây chỉ là một số thuốc trị tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân bệnh lý từ Tây y, xét về Đông y thì cũng có rất nhiều món ăn - bài thuốc có tác dụng tương tự nhưng ít gây ra tác dụng phụ hơn. Vì các bài thuốc từ Đông y Nhà thuốc Hoa Đà đã từng chia sẻ rồi nên xin mạn phép không đề cập lại chi tiết. Dù vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thảo dược Cố Thận Hoàn để cải thiện tình trạng bệnh.
Hi vọng các chia sẻ về thuốc trị tiểu đêm nhiều lần trên đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin sức khỏe hữu ích. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh!

4 Thực phẩm giúp chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả

Hẳn bạn đang rất khó chịu, mệt mỏi vì cứ độ dăm chục phút lại phải xách quần vào nhà vệ sinh? Dù vậy, bạn cũng đừng nên quá bực bội mà sinh thêm bệnh tật, hãy áp dụng cách chữa bệnh tiểu nhiều lần trong ngày bằng thực phẩm được Nhà thuốc Hoa Đà chia sẻ dưới đây.
Các thực phẩm - món ăn này có tác dụng tương đương bài thuốc Đông y và luôn được các lương y khuyên dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu nhiều lần trong ngày bằng thực phẩm, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thực đơn hữu ích. Dành thời gian tham khảo và chế biến ngay để hạn chế tình trạng tiểu nhiều nhé!

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh tiểu nhiều

Bệnh tiểu nhiều do hàng loạt nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng, ăn uống ảnh hưởng khá lớn. Việc bạn dùng thực phẩm, uống nước như thế nào mỗi ngày có thể là lý do gây ra chứng tiểu nhiều, dĩ nhiên là vẫn có những nguyên nhân bệnh lý, nhưng ở đây chúng ta chỉ xét trên khía cạnh lối sống.
Nếu bạn áp dụng chế độ khoa học, khả năng hạn chế bệnh là trong tầm tay. Thậm chí khi bạn bị tiểu nhiều bởi các bệnh khác, thì riêng việc ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp hỗ trợ thuyên giảm phần nào, thậm chí dứt điểm. Người ta nói “cái miệng hại cái thân” là đúng, vì thế bạn cần làm sao để “cái miệng chữa cái thân”. Hãy tham khảo những gợi ý trong phần tiếp nếu bạn thật sự quan tâm đến bệnh tình của mình.

Cách chữa bệnh tiểu nhiều lần trong ngày bằng thực phẩm

1. Nước giá đậu xanh:

Giá đỗ xanh bạn mua nửa kg (nếu làm được giá thì tốt nhất để đảm bảo vệ sinh). Giá mua về rửa sạch, cho vào nồi nấu lấy nước. Phần nước này bạn đổ ra ca, hòa 50g đường trắng vô, uống trong ngày thay nước, khoảng 5-6 lần. Thực hiện vài ngày tình trạng sẽ thuyên giảm, thậm chí còn chữa luôn cả chứng tiểu rắt.

2. Đậu đỏ hầm mề gà

Mề gà mua 2 cái làm sạch thái nhỏ, thêm nhúm đậu đỏ cỡ nửa lạng. Rửa sạch tất cả rồi cho vô nồi hầm chín rục. Mỗi ngày bạn ăn một lần món này sẽ đỡ phải đi tiểu nhiều lần, cả bệnh sỏi thận, tiểu gấp cũng thuyên giảm đáng kể.

3. Cháo dạ dày lợn

Một trong những cách chữa bệnh tiểu nhiều lần trong ngày bạn nên áp dụng, đó là nấu cháo dạ dày lợn ăn thay cơm. Cách chế biến vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần mua dạ dày về rửa sạch, cho vô nồi luộc chín rồi vớt ra thái nhỏ. Cho gạo vô nồi nước nấu thành cháo, thả dạ dày vào, nêm nếm vừa ăn. Mỗi ngày dùng 2 lần trong khoảng 3 ngày liên tiếp bệnh tình sẽ giảm.

4. Baba hấp gừng

Đây cũng món ăn hấp dẫn về hương vị và có công dụng như một bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Công thức nấu siêu đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế sạch baba, cắt gừng thành lát, cho baba lên nồi cùng với gừng rồi hấp chín đều. Dùng ngày 3 lần, bạn sẽ không còn bị tiểu nhiều hành hạ như trước.

Khám phá 4 mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần hiệu quả cho người tiểu nhiều

Thay vì ngủ tròn giấc đến sáng như người bình thường, người bị bệnh tiểu đêm cứ chốc chốc lại phải bật dậy chỉ để đi tiểu. Cảm giác khó chịu, mệt mỏi sau những đêm “bất thường” như thế có thể sẽ được cải thiện, nếu bạn thử áp dụng một số mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều được chia sẻ dưới đây.

Nỗi khổ của người mắc bệnh tiểu đêm:

Trước khi tham khảo các mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều, bạn nên dành chút thời gian để đọc những chia sẻ về chứng bệnh này. Đúng như tên gọi phản ánh, tiểu đêm là tình trạng mà người bị bệnh liên tục đi tiểu vào ban đêm, lúc mọi người say giấc. Số lần đi tiểu được đánh giá là nhiều nếu từ con số 2 trở lên. Bệnh có thể gặp ở nam và nữ, đặc biệt là những người lớn tuổi.


Chúng ta thường gọi tiểu đêm là bệnh theo thói quen, nhưng thực tế nó chỉ là triệu chứng chứ không phải chẩn đoán. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả không bệnh lý và bệnh lý. Thông thường, ở phụ nữ sẽ có căn nguyên từ sinh đẻ, sa tử cung, mãn kinh…, còn với đàn ông triệu chứng tiểu đêm có thể do bệnh phì đại, viêm, u xơ tuyến tiền liệt… Dĩ nhiên, cũng có những nguyên nhân mà hai phái đều mắc phải gồm viêm bàng quang, sỏi thận, suy thận…
Mặc dù không phải là một triệu chứng nguy hiểm, nhưng tiểu đêm nhiều khiến khổ chủ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, uể oải và mất sức. Người nào sau khi đi tiểu có thể ngủ lại bình thường thì còn đỡ, chứ với người tiểu đêm xong trằn trọc khó ngủ thì khổ trăm bề, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, khi gặp tình trạng này bạn nên áp dụng thử một số mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều từ dân gian, đồng thời thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng. Nếu đã thực hiện như vậy nhưng triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân cốt lõi.

Bật mí một số mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều:

Uống ít nước về đêm

Nhiều người có thói quen uống rất nhiều nước trước khi đi ngủ, đây có thể căn nguyên của chứng tiểu đêm nhiều. Việc đơn giản nhất là bạn chỉ cần phân bổ lượng nước nạp vào trong ngày cho phù hợp, vào ban đêm uống ít sẽ tốt hơn và cần dừng việc ăn uống cách 3 tiếng trước khi đi ngủ. Nên nhớ rằng, nước này được đánh giá từ nhiều nguồn, gồm nước lọc, các loại nước giải khát và kể cả nước trong rau củ, trái cây, thực phẩm. Còn một điều cần lưu ý, đó là ban đêm không nên uống nhiều trà, cà phê, bia rượu… vì nó có tác dụng kích thích bàng quang thải nước.



Tập nín tiểu

Nếu bạn hay phải thức dậy tiểu đêm nhiều lần, nhưng lượng nước tiểu lắt nhắt thì có thể là do bàng quang dung tích nhỏ. Trong trường hợp này, bạn nên áp dụng mẹo chữa bệnh tiểu đêm nhiều bằng cách tập nín tiểu (nhịn tiểu). Ví dụ bình thường cứ cách 5 phút bạn lại đi một lần, thì bây giờ hãy tập nín thêm 5-10 phút nữa. Cứ thực hiện như thế sẽ khiến dung tích bàng quang mở rộng ra và tuần suất “đi nhẹ” của bạn sẽ ít lại.

Kê cao chân hoặc nằm nghiêng khi ngủ

Khi bị chứng tiểu đêm nhiều hành hạ, bạn có thể áp dụng mẹo siêu đơn giản này, đó là lấy gối kê chân lên cao hơn tim khoảng 20cm. Bạn cũng có thể nằm nghiêng để giảm tình trạng đi vệ sinh nhiều lần. Nhớ thay đổi hai tư thế này thường xuyên.

Nguồn: http://thaoduochoada.com/blogs/benh-ve-than/tiet-lo-4-meo-chua-benh-tieu-dem-nhieu-lan-hieu-cho-nguoi-tieu-nhieu-nhung-khong-bi-rat

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Bạn đã biết chế độ ăn dành cho người bệnh thận này chưa?

Chế độ ăn cho người bệnh thận rất quan trọng, vì nếu áp dụng khoa học có thể cải thiện sức khỏe, hạn chế tình trạng nhưng nếu ăn uống không đúng cách lại khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Tùy theo từng loại bệnh thận, chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau.
Trong bài viết này, Nhà thuốc Đông y Hoa Đà sẽ tư vấn đến bạn chế độ ăn cho người bệnh thận nhằm giúp bệnh có những dấu hiệu tiến triển tích cực. Hãy tham khảo để có thêm thông tin nếu bạn hoặc người thân đang mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm cầu thận cấp:

Viêm cầu thận là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, trong đó thận không làm tròn chức năng của mình là loại bỏ chất thải, dịch dư thừa. Bệnh có nhiều nguyên nhân gồm tiên phát (tự xảy ra) và thứ phát (do bệnh khác dẫn đến). Bệnh cũng được chia làm 2 loại đó là viêm cầu thận cấp và mãn, dựa vào triệu chứng bệnh cùng việc làm các xét nghiệm, phân tích, các bác sỹ sẽ đưa ra đánh giá chính xác nhất.
Với người bị viêm cấp tính, chế độ ăn cho người bệnh thận cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế ăn mì, gạo… và các loại ngũ cốc nhiều protein (không quá 150g/ngày). Tốt nhất, hãy nạp đạm động vật từ sữa, cá, thịt nạc, trứng và hạn chế nguồn protein từ thực vật. Không sử dụng quá 30g chất béo/ngày, và chỉ nên dùng chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nên dùng các loại bột đường có trong thực phẩm như mật ong, khoai lang, bột sắn dây, khoai sọ, miến dong… Nếu tiểu nhiều thì ăn rau quả bình thường nhưng nếu vô niệu thì cần kiêng cữ. Nhìn chung, lượng rau quả nạp vào phụ thuộc vào lượng nước tiểu mà bạn thải ra mỗi lần.
Gợi ý chế độ ăn cho người bệnh thận ở tình trạng này cụ thể mỗi ngày: nửa lạng cá (hoặc thịt nạc), 3 lạng khoai lang, 1 lạng gạo tẻ, 20g dầu ăn, 4 lạng rau quả, 1 trái trứng (dùng cách ngày). Lượng nước nạp vào cơ thể bằng với số nước tiểu thải ra cộng thêm từ 300ml đến nửa lít. Một lưu ý quan trọng nữa, đó là bạn nên nêm nếm gia vị nhạt, ít muối/mắm, ngay cả khi không còn bị phù cơ thể nữa vẫn nên hạn chế tối đa.
>> Xem Thêm: 3 Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả được ghi chép trong YHCT

Chế độ ăn cho người bệnh thận nhưng chưa suy thận:

Khi bạn bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư nhưng bệnh chưa tiến triển nặng thành suy thận, thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng sau:
- Nên ăn khoai sắn, gạo, mì và sử dụng chất béo mỗi ngày từ 20g-25g, trong đó dầu thực vật chiếm trên 2/3. Về đạm, ngày chỉ nên nạp từ 1.5 - 2 g/kg/ngày (tính dựa trên số cân nặng trước khi mắc bệnh của bạn), một số nguồn đạm tốt gồm cá, thịt nạc, sữa bột tách bơ, đậu đỗ. Về rau quả, bạn có thể ăn như người bình thường nhưng cần hạn chế bớt nếu bị tiểu ít.
- Tránh ăn chất béo và nội tạng động vật. Trứng vẫn là nguồn đạm tốt nhưng chỉ nên dùng 1 tuần từ 1-2 trái.
Thực đơn gợi ý dành cho bạn gồm: 2 lạng cá (hoặc thịt nạc), 3 lạng đậu hũ, 10g dầu ăn, 600g rau quả, 3 lạng gạo và 2g muối.

Chế độ ăn cho người bệnh thận suy (suy thận):

Khi đã bị suy thận, tức là tình trạng thận của bạn đang ở mức vô cùng trầm trọng, thì bạn nên hết sức chú ý đến dinh dưỡng, nếu không có thể gây nguy hiểm. Lời khuyên cho bạn là hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ gạo mì (đảm bảo dưới 150g/ngày), không ăn mỡ và nội tạng động vật, kể cả các loại đậu đỗ, mè, đậu phộng cũng phải kiêng. Những loại rau có vị hơi chua như rau đay, ngót, mồng tơi nên loại bỏ khỏi thực đơn.
Thực phẩm nên dùng gồm các loại đường, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, miến dong. Dầu thực vật, bơ thực vật nên sử dụng ở khoảng 35-40g/ngày. Lượng tiêu thụ đạm hạn chế ở mức 50g/ngày (cá, thịt nạc). Trứng gà ăn 1 tuần xen kẽ nhưng không quá 3 trái. Riêng sữa, bạn cần thu nạp khoảng 100-200ml mỗi ngày. Rau quả khá cần thiết nhưng phải chọn loại có hàm lượng kali thấp, ngọt và ít đạm.
Gợi ý thực đơn cụ thể tham khảo gồm: 2 lạng khoai lang, 1 lạng miến dong, 1 lạng gạo tẻ, 20g bột sắn dây, 100ml sữa, 30g đường kính trắng, 50g cá/thịt nạc, 1 trái trứng (ăn cách ngày), 20g dầu ăn thực vật, 400-500g rau quả chín.
Trên đây là chế độ ăn cho người bệnh thận khá cụ thể, tùy theo tình trạng bệnh bạn nên áp dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, dù thế nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ để đảm bảo an toàn.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

3 bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả tại nhà

Bạn buồn bực vì phải thường xuyên thức dậy giữa đêm để tiểu tiện? Đừng quá lo lắng bởi tình trạng này và cũng đừng để nó “hành hạ” mãi! Hãy thử với những gợi ý các bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả được tổng hợp ngay sau đây.

Tại sao nên dùng bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm?

Đông dược chia ra làm hai phần với tên gọi thuốc Nam và thuốc Bắc. Trong đó thuốc Bắc là thuốc có nguồn gốc từ phương Bắc (Trung Quốc) và thuốc Nam thì được thu hoạch, bào chế tại Việt Nam. Tên gọi Bắc Nam chỉ đơn giản là nói về xuất xứ. Mặc dù thuốc Bắc đắt hơn thuốc Nam nhưng điều này không quá quan trọng, bởi thuốc nào cũng vậy, chỉ cần sử dụng đúng thì mới khỏi bệnh, còn có đắt mấy mà kém chất lượng hay dùng sai cách thì cũng bằng không.
Nếu bạn mắc chứng tiểu đêm, có thể sử dụng một trong hai bài thuốc trên, nhưng tốt nhất nên áp dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm vì dễ tìm, dễ mua và rẻ. Điều này từng được thể hiện qua câu nói “Nam dược trị Nam nhân” của danh y Tuệ Tĩnh - hàm ý nên sử dụng bài thuốc Nam để trị bệnh cho người nước Nam, vì theo quan niệm dân gian, thảo mộc - cây cỏ mọc ở vùng đất nào sẽ phù hợp để chữa bệnh cho người thuộc phương ấy. Các bài thuốc Nam dù đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn cho công hiệu tốt, phòng và chữa trị được nhiều chứng bệnh khó, trong đó có tiểu đêm.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả:

Bài thuốc 1:
Cho 12g mỗi loại gồm bạch biển đậu, liên nhục, viễn chí, kim anh, thục địa (đã sao khô), hắc táo nhân, sơn thù vào nồi cùng với 10g cố chỉ, 8 quả đại táo và 16g hoài sơn. Sắc thuốc lấy nước 3 lần/ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang như trên sẽ thấy bệnh tiểu đêm giảm rõ rệt, ngủ sâu giấc hơn, tâm trạng an bình, khỏe mạnh.
Bài thuốc 2:
Nếu bị tiểu đêm nhiều lần kèm theo mỏi lưng gối và sắc mặt trắng bệch, bạn có thể áp dụng bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả này theo công thức sau: Sắc đương quy, khiếm thực mỗi thứ 24g với hoàng kỳ, bạch truật, thăng ma, sơn thù du, hoài sơn, kỷ tử mỗi thứ 12g và sài hồ, tang phiêu tiêu mỗi thứ 8g, thêm 16g đảng sâm và 4g cam thảo. Mỗi ngày uống 1 thang kéo dài 10-15 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Bài thuốc 3:
Một trong những bài thuốc Nam chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả bạn cần biết, đó là bài thuốc ngâm rượu. Cách thực hiện như sau: Thái nhỏ tất cả các vị thuốc, gồm: 20g mỗi thứ các loại đỗ trọng, cẩu tích, ngũ gia bì, hắc táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, sa sâm, liên nhục, thỏ ty tử, khởi tử, biển đậu, thục địa, phòng sâm, sơn thù, hoài sơn; 16 g mỗi vị trần bì, trạch tả và 40g cam thảo; 10g quế. Cho hết các vị thuốc vô bình sành ngâm với 3 lít rượu nhất.
20 ngày sau bạn có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 50ml trước bữa ăn và không được lạm dụng. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế chứng tiểu đêm, chân tay lạnh, hồi hộp, mất ngủ…
Nguồn: http://thaoduochoada.com/blogs/benh-ve-than/3-bai-thuoc-nam-chua-benh-tieu-dem-hieu-qua-duoc-ghi-nhan-trong-sach-yhct

Đi tiểu nhiều lần có phải là bệnh không? Nguy hiểm không?

Bạn đang gặp vấn đề khó nói, đó là cảm thấy khổ sở bởi tình trạng tiểu tiện bất thường? Bạn bị ám ảnh thường xuyên bởi câu hỏi đi tiểu nhiều lần là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tạm thời bạn hãy bình tâm và đọc bài viết này, bởi trong đây lưu trữ rất nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Bệnh tình dù có thế nào, thì trước tiên hãy chịu khó tìm hiểu về triệu chứng mình đang mắc phải.

Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Không để bạn phải đoán non đoán già và lo lắng quá mức, Nhà thuốc Hoa Đà xin mạn phép chia sẻ về thắc mắc trên như sau:
Tiểu nhiều lần là một dấu hiệu bất thường về vấn đề tiểu tiện, với số lần đi tiểu trong ngày vượt quá con số 8, vào ban đêm nếu đi tiểu quá 2 lần cũng bị đánh giá tương tự. Tuy nhiên, để biết được tình trạng đi tiểu nhiều lần là bệnh gì, ta không thể chỉ căn cứ vào số lần đi tiểu, mà còn phải xét đến những triệu chứng khác như lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu, cảm giác trước, trong và sau khi tiểu…
Thông thường, chứng tiểu nhiều lần có thể do 2 nguyên nhân không bệnh lý và bệnh lý. Không bệnh lý ở đây là do thói quen sống và chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn ở trường hợp này thì tiểu nhiều lần không phải là bệnh mà chỉ là phản ứng thải nước bình thường, chỉ cần điều chỉnh lại thói quen lối sống là hết. Ngược lại, nếu là nguyên nhân bệnh lý thì khá phức tạp, cần được thăm khám tại bệnh viện và có phương án điều trị thích hợp.
Một số căn nguyên của tình trạng tiểu nhiều lần gồm: Bệnh nhiễm trùng tiểu, viêm bàng quang mô kẽ, phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt, biến chứng tiểu đường, cao huyết áp… Để xác định cụ thể tiểu nhiều lần là bệnh gì, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán, làm xét nghiệm phân tích.

Sự nguy hiểm khi đi tiểu nhiều lần không kiểm soát:

Rất nhiều bạn thắc mắc không biết tiểu nhiều lần có nguy hiểm không, thậm chí chẳng hiểu gì về bệnh nhưng vẫn lo sợ mỗi ngày. Thật ra, tiểu nhiều không phải là bệnh nguy hiểm nặng nề đến sức khỏe mà chỉ mang lại sự phiền toái, bức xúc và khó chịu cho người bệnh, trường hợp trầm trọng hơn thì gây mất ngủ, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục .
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng tiểu nhiều lần lại là dấu hiệu cảnh báo về một căn bệnh khác nguy hiểm hơn, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, suy thận… Do đó, khi phát hiện tiểu tiện có vấn đề bất thường, bạn nên đi kiểm tra tại các bệnh viện nhằm kịp thời xác định tiểu nhiều lần là bệnh gì, từ đó có những giải pháp khắc phục.

Cách điều trị - hạn chế bệnh tiểu nhiều lần là gì?

Có nhiều phương pháp giúp bạn hạn chế và điều trị dứt điểm tình trạng này, nhưng nó phụ thuộc phần lớn vào kết quả kiểm tra xét nghiệm của bạn.
Nên sớm thăm khám bác sĩ để điều trị kiệp thời
- Nếu bạn được xác định mắc các bệnh lý nguy hiểm, cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ để chữa bệnh.
- Nếu nguyên nhân chỉ do lối sống, bạn hãy thiết lập lại cho mình kế hoạch mới, ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc, hạn chế uống quá nhiều nước vào ban đêm, không lạm dụng thực phẩm chua, cay, ngọt…

6 Dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu Cần phát hiện sớm!

Suy thật là căn bệnh có diễn tiến âm thầm và cực kỳ nguy hiểm. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn và tăng khả năng phục hồi. Nếu lơ là sức khỏe và để bệnh bước vào giai đoạn cuối, mọi chuyện sẽ vô cùng phức tạp.

Bệnh suy thận là gì? có nguy hiểm không?

Khi cơ thể bị nhiễm độc bởi các chất thải trong máu không được lọc và bài trừ ra ngoài, điều đó có nghĩa là bạn đang bị suy thận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận như các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp hoặc vi khuẩn streptocoques gây nên. Thậm chí các bệnh khác về thận nếu không điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến suy thận. Chính vì thế, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu là điều vô cùng cần thiết.


Có 2 loại suy thận gồm:
- Suy thận cấp: Bệnh diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày, nguyên nhân có thể do sốc, ngộ độc, suy tim, chấn thương, dùng thuốc quá liều hoặc nhiễm khuẩn. Chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng và cần điều trị gấp bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả chạy thận nhân tạo.
- Suy thận mạn tính: Khác với suy thận cấp, bệnh mạn tính thì việc suy giảm chức năng thận sẽ diễn ra từ từ trong thời gian dài và thường do nguyên nhân từ các bệnh mạn tính, như thận bị dị tật bẩm sinh, tiểu đường hoặc tăng huyết áp… Bệnh không thể điều trị dứt điểm và phục hồi chức năng thận hoàn toàn mà chỉ điều trị sớm để giảm tình trạng và sự phát triển của nó.

6 Dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu:

Nhiều căn bệnh có những triệu chứng rất rõ ràng nhưng với bệnh suy thận, các dấu hiệu đa phần đều mơ hồ và có thể gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Dù vậy, vẫn có những dấu hiệu cơ bản trong giai đoạn đầu bạn nên lưu tâm, gồm:
Đi tiểu bất thường:
Khi nước tiểu có những thay đổi, có thể bạn đang mắc bệnh thận hoặc bị suy thận, bởi thận chính là cơ quan tạo ra nước. Nếu nước tiểu thường xuyên có nhiều bong bóng (bọt), có máu, màu nhợt nhạt/tối hoặc số lần đi tiểu, mực nước tiểu ít hơn/nhiều hơn bình thường, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra, bệnh suy thận còn có dấu hiệu tiểu đêm nhiều lần và khi tiểu cảm giác căng tức, khó chịu.
Cơ thể phù nề:
Khi thận không hoạt động tốt chức năng của mình, lượng chất lỏng độc hại dư thừa sẽ không thể đào thải ra bên ngoài, dẫn đến hiện tượng tích trữ nước trong cơ thể gây ra tình trạng phù nề cơ thể, đặc biệt là ở những vùng như mặt, chân, tay.


Nổi mẩn ngứa, phát ban như dị ứng:
Một trong những dấu hiệu bệnh suy thận giai đoạn đầu là ngứa. Bởi các chất thải độc trong máu không được lọc đi do thận suy yếu, điều này khiến bạn gặp biểu hiện ngứa ngáy toàn thân, người nổi mẩn như dị ứng. Mức độ bệnh suy thận càng nặng thì những trận ngứa càng kinh khủng, nó như xuất phát từ xương.
Buồn nôn, nôn, chán ăn:
Chứng ure huyết do suy thận sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, sa sút tinh thần và cân nặng. Ngoài ra, bạn cũng không thể tránh khỏi những cơn buồn nôn và thậm chí là nôn tất cả những gì mình vừa ăn vào cơ thể. Đây là một trải nghiệm tồi tệ. Không chỉ vậy, bạn còn có thể cảm giác được vị kim loại trong miệng, đồng thời nhận thấy mùi amoniac trong cơ thể.
Khó thở, thở nông, mệt mỏi:
Suy thận có thể gây ra khó thở, lý do là từ một trong hai trường hợp sau: thiếu máu và chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi. Dĩ nhiên là bạn sẽ thấy mệt mỏi trong người nữa, bởi thận suy tạo ra ít erythropoietin hơn, mà erythropoietin lại tạo ra các tế bào hồng cầu cung cấp oxy, việc thiếu oxy sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mỏi mệt, lả đi và mụ mẫm đầu óc.


Chóng mặt, ớn lạnh và mất tập trung:
Đây là dấu hiệu bệnh suy thận giai đoạn đầu ít người nhận ra nhất, vì nó là triệu chứng của hầu hết các căn bệnh thông thường khác. Cũng bởi suy thận gây ra thiếu máu nên việc hoa mắt chóng mặt là tình trạng dễ hiểu, tất nhiên bạn cũng không thể tránh khỏi chứng ớn lạnh trong người và những cơn rùng mình khó chịu. Khi cơ thể bất bình thường như vậy, việc mất tập trung không có gì lạ.
Ngoài ra, một dấu hiệu không thể không nhắc đến, đó là đau cạnh sườn, đau thắt lưng. Nếu bạn gặp phải một số các dấu hiệu trên, hãy đến bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời.