Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

6 Nguyên tắc “vàng” để hạn chế và điều trị bệnh tiểu đêm

Bệnh tiểu đêm hiện nay, dần trở nên phổ biến hơn, thường ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, không hẳn là ở nữ giới không có và những trường hợp này có xu hướng ngày càng tăng.
Đây là vấn đề sinh lí ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
Để giúp hạn chế và điều trị bệnh tiểu đêm bạn nên tuân theo những nguyên tắc trong đời sống hằng ngày một cách nghiêm khắc hơn.
Không dùng nhiều chất kích thích khi điều trị bệnh tiểu đêm
Các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá luôn được khuyến cáo là hạn chế dùng vì thường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Và với bệnh tiểu đêm đây còn là chất tác động rất lớn. Vì chúng là những chất lợi tiểu làm kích thích bàng quang gây tiểu nhiều hơn. Do đó, đêm tiểu nhiều là điều tất nhiên.
Bạn nên hạn chế dùng chất kích thích thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế để bỏ dần thói quen không tốt như thay vì uống rượu bia, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây, thay vì thuốc lá bạn có thể ngậm vài viên kẹo bạc hà…
Hạn chế sử dụng thuốc mức tối đa
Một số loại thuốc tây có tính chất lợi tiểu nên thường kèm theo những tác dụng phụ như tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần… Do đó, bạn nên hạn chế việc sử dụng thuốc ở mức tối đa có thể, thay vào đó bạn hãy tìm đến những thảo dược tự nhiên vừa tốt mà vừa lại an toàn hơn rất nhiều.
Chế độ ăn uống hợp lý khi chữa trị bệnh tiểu đêm
Kiểm soát chế độ ăn uống, tránh uống quá nhiều chất có tính axit, tránh làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sơ vì chúng có thể giúp nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ ẩm, giảm áp lực lên thận.
Bên cạnh đó, nếu do bạn uống nhiều nước vào buổi tối thì nên hạn chế uống trước khi đi ngủ. Nhưng cũng đừng uống quá ít nước, nên uống đủ lượng nước khoảng 2 lít/ngày.
Thường xuyên vận động
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động dưới ánh nắng mặt trời có thể giúp đào thải lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể, thường xuyên hít thở không khí trong lành để hạn chế khả năng phát bệnh, tốt cho sức khỏe.
Giảm áp lực công việc để hạn chế bệnh tiểu đêm
Bạn đừng quá tạo áp lực công việc lên người mà nên có một kế hoạch công việc rõ ràng để thoải mái trong việc hoàn thành chúng. Bởi vì khi áp lực quá cao, lượng axit trong cơ thể cũng tăng lên, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, không tốt chút nào cho bệnh tiểu đêm.
Giải trí, thư giãn nhiều hơn có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đêm
Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn có thể giải stress bằng cách đi dạo phố, nói chuyện tâm sự cùng bạn bè, hay đơn giản cùng gia đình sum vầy đùa giỡn… Điều này rất có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đêm.
Nếu bạn đảm bảo tốt những nguyên tắc trên chắc hẳn bệnh tiểu đêm phiền toái và khó chịu sẽ giảm dần, có thể hết hẳn nếu bạn duy trì để những nguyên tắc đó thành thói quen của mình.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

9 Bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đêm đơn giản nhất

Tiểu đêm nhiều là một chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhiều người cũng đành chấp nhận nó như một hiện tượng sinh lí do tuổi tác. Nhưng đây thật sự là một vấn đề lớn đối với không ít người.


Tiểu đêm nhiều lần có thể nói không phải quá trầm trọng về mặt sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc hằng ngày, không chỉ là đối với bản thân người mắc phải mà còn ảnh hưởng đến người thân yêu xung quanh bạn.

Một số bài thuốc trị bệnh tiểu đêm đơn giản và hữu hiệu nhất là điều mọi người nên biết để giúp duy trì và cải thiện cuộc sống sức khỏe của mình trở nên tốt hơn. Sau đây là tổng hợp 9 bài thuốc dân gian chữa tiểu đêm cực đỉnh.

1. Chữa bệnh tiểu đêm với mè đen:
Chuẩn bị: 200 gram mè đen

Cách làm:

*** Rang chín cho vào hộp có nắp đậy kín.

*** Mỗi ngày cho người bệnh nhai khoảng 2 muỗng cà-phê mè rang này, nếu bệnh đã lâu có thể nhai mỗi ngày 3 muỗng.

Lưu ý: Phải nhai thật lâu, thật kỹ trong miệng rồi mới nuốt dần từng chút một, càng lâu càng tốt. Nhai liên tiếp trong 5 ngày thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh tiểu đêm với mè đen

2. Chữa bằng giá đỗ xanh

Nguyên liệu: 500g giá đỗ xanh, 50g đường trắng

Cách làm:

*** Lấy nước luộc giá đỗ pha với đường chia làm nhiều lần trong ngày để uống.

*** Uống một ngày 5 – 6 lần. Bài thuốc này không chỉ trị được bệnh đi tiểu nhiều lần mà còn có thể trị được bệnh tiểu rắt

Giá đỗ trị tiểu đêm cực đỉnh

3. Bài thuốc từ dạ dày lợn

Nguyên liệu: 500g dạ dày lợn, 100g gạo tẻ

Cách làm:

Luộc dạ dày lợn chín khoảng 5 phần thì vớt ra, để ráo nước và thái nhỏ ra cho vào nồi nấu chung với gạo thành món cháo dạ dày để ăn mỗi ngày 2 lần. Ăn liên tiếp trong 2 – 3 ngày thì sẽ thấy bệnh có dấu hiệu đỡ hơn.

4. Cháo cù mạch

Nguyên liệu: 30g cù mạch, 50g hạt kê

Cách làm:

*** Nấu cù mạch lấy nước sau đó dùng nước đó để nấu với hạt kê thành cháo hạt kê.

*** Mỗi ngày chỉ cần ăn 2 bữa cháo cù mạch

Theo kinh nghiệm dân gian bạn có thể thấy bệnh đỡ dần và khỏi hẳn nếu thực hiện một cách đều đặn cách này.

5. Râu ngô và kim tiền thảo

Nguyên liệu: 30g râu ngô tươi, 30g kim tiền thảo

Cách làm:

*** Nấu râu ngô và kim tiền thảo thành nước để uống hàng ngày thay cho nước lọc hoặc trà.

Bài thuốc này rất có hiệu quả với những người bệnh mắc chứng bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo vì ngoài việc chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều lần bài thuốc này còn có tác dụng chữa tiểu buốt do bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo gây ra.

Râu ngô và kim tiền thảo

6. Chữa bằng cẩu khởi tử

Nguyên liệu: 15g cẩu khởi tử

Cách làm:

*** Đun cẩu khởi tử thành nước để uống 2 ngày một lần.

*** Thực hiện liên tiếp trong 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

7. Bài thuốc từ đậu đỏ

Nguyên liệu: 50g đậu đỏ, 2 cái mề gà

Cách làm:

*** Mề gà rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nấu chín cùng với đậu đỏ.

*** Ăn mỗi ngày một lần

Bạn sẽ thấy bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo có dấu hiệu thuyên giảm nếu thực hiện đúng như vậy thường xuyên.


8. Chữa bằng thịt baba

Nguyên liệu: 1 con baba, Gừng

Cách làm:

*** Hấp chín baba với gừng rồi cho thêm một chút là có thể ăn được.

*** Với bài thuốc này chỉ cần ăn 2 – 3 lần là có thể chữa được bệnh tiểu nhiều lần.

9. Bài thuốc từ thận lợn

Nguyên liệu: 2 quả thận lợn, 30g hạch đào nhân, 15g đỗ trọng

Cách làm:

*** Thận lợn làm sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín cùng với hạch đào nhân và đỗ trọng.

*** Bài thuốc này vừa có tác dụng với những người mắc chứng tiểu nhiều lần vừa có tác dụng với những người bị liệt dương.

Bằng những bài thuốc dân gian đơn giản trên bạn vừa chữa được bệnh tiểu đêm đầy khó chịu vừa là những bài thuốc rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Mong bạn sẽ cải thiện phần nào đời sống sức khỏe của mình qua những bài thuốc được chia sẻ trên.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Bệnh tiểu đêm có thật sự nguy hiểm?

Thay vì được ngủ ngon giấc vào mỗi tối, bạn phải phải thức dậy thường xuyên để… đi tiểu. Không ít người nghĩ đây là đúng là chuyện phiền phức nhưng chắc không có gì, cũng chẳng đáng ngại gì đâu. Vậy liệu nó có đáng ngại không? Bệnh tiểu đêm có thật sự nguy hiểm?


1. Một vài trường hợp bênh tiểu đêm:

Ông Nguyễn Mạnh Hải, 59 tuổi (Bình Tân, TP.HCM) cho biết, cách đây khoảng một năm rưỡi, ông bị triệu chứng đi tiểu liên tục. Cứ khoảng 1 tiếng, 30 phút hoặc có khi chỉ 15 phút ông lại đi tiểu một lần. Tuy nhiên lúc đi, ông không tiểu được ngay mà phải đợi vài giây, tia tiểu có nhiều lúc rất yếu. Không những thế, ông thường bị cảm giác xón tiểu mỗi khi rửa mặt, rửa chén hay bất cứ khi nào chạm tay vào nước. Nhiều lúc nước tiểu xón ra quần khi chưa kịp tới nhà vệ sinh khiến ông gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống.

Hồ Thị Tùng Khánh, 70 tuổi (Bình Chánh, TP.HCM) bị chứng tiểu đêm kéo dài gần 8 năm nay khiến nhiều lúc bà không dám đi đâu xa nhà. Bà Tùng Khánh kể, cách đây tám năm, bà có làm phẫu thuật trực tràng 1 lần. Nhưng từ sau lần phẫu thuật đó, số lần đi tiểu mỗi ngày của bà tăng lên bất thường, có ngày lên đến 10 lần khiến bà rất khó chịu. Không những thế, bà còn hay bị xón tiểu không kiềm chế được mỗi khi hét hoặc nói chuyện to tiếng.

Không chỉ người lớn tuổi mà cả trẻ con cũng bị bệnh tiểu đêm. Chia sẻ với Sống Khỏe Online, chị Vũ Thị Quyên, mẹ của bé Trần Thiên Nhẫn, 7 tuổi (TP.HCM) cho biết, con trai chị đi tiểu rất nhiều lần vào ban ngày. Đêm ngủ, cứ khoảng 15 phút là bé đòi dậy đi tiểu. Tình trạng này xảy ra đã lâu, khiến bé lúc nào cũng lừ đừ, thiếu ngủ, người rất mệt mỏi.

2. Tiểu càng nhiều nguy cơ càng cao:

Hiện nay, có nhiều người không có giấc ngủ ngon, đặc biệt là người lớn tuổi khi cứ phải thức dậy liên tục vào ban đêm để đi tiểu. Trong khi ban ngày, số lần đi tiểu của họ lên đến trên 10 lần, thậm chí có khi gần 20 lần.

Bác sĩ Lê Phúc Liên (khoa Tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, tiểu đêm là tình trạng người bệnh thức dậy nhiều hơn một lần trong giấc ngủ ban đêm để đi tiểu. Việc thức dậy này sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khiến người bệnh ngủ không ngon, khó ngủ lại, dần dần trở nên mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị giảm trí nhớ, trí thông minh (nhất là trẻ em), tăng nguy cơ té ngã, gãy xương (thường gặp ở người già). Điều nguy hiểm nhất ở người bị bệnh tiểu đêm là số lần đi tiểu càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong của người đó.


3. Cách giảm mức độ nguy hiểm nguy của bệnh tiểu đêm:

Bác sĩ Lê Phúc Liên khuyến cáo, bệnh nhân nếu có triệu chứng đi tiểu nhiều lần nên:

- Chủ động theo dõi tình trạng của mình hoặc nhờ phụ huynh theo dõi giúp (đối với trẻ nhỏ) bằng một nhật ký đi tiểu. Các chỉ tiêu theo dõi có thể là lượng nước uống vào, thời gian đi tiểu, số lần đi tiểu mỗi ngày, loại thuốc đang dùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ghi chú lại các triệu chứng lúc tiểu (tiểu khó, tiểu phải rặng, chờ tiểu, tia nước yếu…) để bác sĩ dễ đánh giá tình trạng bệnh.


- Thay đổi lối sống, bởi đây là phương pháp điều trị quan trọng, có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc. Ban đêm, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, nước uống có caffein, rượu.

Bệnh tiểu đêm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi với mức độ ảnh hưởng khác nhau về cả sức khỏe, công việc và cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thay đổi lối sống một cách tích cực thì mới có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.