Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi không khó!

Tình trạng bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi là rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu thường là do tuổi già nên tình trạng sức khỏe cũng suy giảm. Làm thế nào để trị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi?

Thật ra để điều trị để hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi không khó, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc: “Lấy gậy ông đập lưng ông”, nghĩa là đánh vào nguyên nhân gây ra là được.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Do tuổi lớn đồng nghĩa với việc tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu dẫn đến nhiều vấn đề về bệnh liên quan gây tiểu đêm nhiều lần như:


- Bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu dưới: Do u tuyến tiền liệt gây bí đái, đái khó, đái không hết nên luôn làm bàng quang tồn dư nước tiểu sẽ kích thích phản xạ đi tiểu. Số lần đi tiểu đêm nhiều hay ít tỷ lệ thuận với mức độ tắc nghẽn bài xuất nước tiểu và mức độ tồn dư nước tiểu trong bàng quang.

- Đa niệu về đêm: Bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt... gây tăng bài xuất nước tiểu.

- Bệnh lý làm giảm dung tích bàng quang: Viêm bàng quang do nhiễm khuẩn hay viêm do xạ trị, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, lao bàng quang,... làm giảm dung tích bàng quang so với khả năng lọc của thận, gây phản xạ đi tiểu nhiều.

- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, ngủ ít làm cho thần kinh trung ương không ức chế được khả năng nhịn tiểu...

Hoặc có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý như: Uống nhiều nước trước khi đi ngủ, ăn thức ăn gây lợi tiểu, dùng nhiều chất kích thích hoặc dùng nhiều loại thuốc tây…

2. Cách điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi

Trước khi muốn điều trị bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bằng cách đến bác sĩ khám, nếu nguyên nhân là do các bệnh lý khác gây nên bạn cần điều trị theo phương pháp bác sĩ yêu cầu ví dụ: Do u tuyến tiền liệt: Phải tiến hành phẫu thuật hay điều trị bằng thuốc uống.


Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Hạn chế thức khuya: Không làm việc mất quá nhiều thời gian vào ban đêm, không sử dụng chất gây hung phấn để thức khuya như cafe, trà…

- Không uống nhiều trước khu ngủ.

- Không ăn những thức ăn gây lợi tiểu như: trái cây nhiều axit hay chua, thức ăn cay, hành, pho-mát, thức ăn đóng hợp…

- Không sử những thức uống kích thích như: rượu, bia, cafe, trà…

- Không nên lạm dụng thuốc tây vì thuốc tây cũng gây lợi tiểu.

- Cố gắng đi tiểu hết lượng nước tiểu có trong bang, thường do lớn tuổi nên việc són tiểu làm bạn cảm thấy khó chịu nên thường chỉ đi một phần.

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không cần tập nặng chỉ cần đều đặn là được.

Điều trị để bệnh tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi thường không dễ nhưng để hạn chế thì không khó, chỉ cần có cuộc sống lành mạnh thì đã giúp bạn rất nhiều.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Tiểu đêm ở trẻ em có giống với tiểu đêm ở người lớn? Cách điều trị?

Dù thế nào đi nữa thì bệnh tiểu đêm đều có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mắc phải và cả người thân. 

Nhiều phụ huynh biết rằng tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm và họ cảm thấy lo lắng không biết chứng tiểu đêm ở trẻ có giống tiểu đêm nhiều lần? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này.

1. Phân biệt giữa bệnh tiểu đêm ở trẻ và bệnh tiểu đêm ở người lớn


Để biết rõ bệnh tiểu đêm ở trẻ có phải là bệnh tiểu đêm nhiều lần mà người lớn hay mắc phải hay không chúng ta cần tìm hiểu về chứng tiểu đêm ở trẻ.


Tìm hiểu về bệnh tiểu đêm ở trẻ

Tiểu đêm ở trẻ em thường được mọi người cho là bình thường nhưng không ít người lo lắng và việc lo lắng này không phải là chuyện thừa vì bệnh tiểu đêm có bình thường hay không còn tùy thuộc vào độ tuổi của người mắc phải.

Tiểu đêm không đáng lo: Trẻ em ở độ tuổi từ 0-3 thường chưa có ý thực tự chủ do đó chuyện tiểu dầm là hiện tượng bình thường.

Tiểu đêm trở thành vấn đề lớn: Trẻ từ 5-7 tuổi trở lên còn tiểu đêm thì bậc phụ huynh nên kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của các bé vì ở độ tuổi này các bé đã có thể tự chủ nên vẫn bị tiểu đêm thì là điều bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu dầm

Bệnh tiểu đêm thường có một số nguyên nhân chủ yếu sau:


- Do di truyền: Cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu đêm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu đêm.

- Do bản thân thực thể: Các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu... hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu đêm ở trẻ.

- Do tâm lí: Trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, bị ám ảnh lo sợ hay phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ... là những yếu tố tâm lý tác động gây tiểu đêm ở trẻ em.

- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày như: uống nước nhiều trước khi ngủ, ăn uống không hợp lí…

Sau khi hiểu hơn về chứng tiểu đêm ở trẻ, chúng ta có thể thấy tuy tiểu đêm ở trẻ em và tiểu đêm ở người lớn có triệu chứng tương tự nhau, thường đi tiểu về đêm và có thể đi nhiều lần nhưng về sinh hoạt hay thể chất cả hai không giống nhau do đó nguyên nhân gây ra tiểu đêm ở 2 đối tượng này không giống nhau.

Tuy nhiên nếu trẻ bị tiểu đêm bất thường các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị hợp lí.

2. Cách điều trị bệnh tiểu dầm ở trẻ


Trị bệnh thì phải đúng thuốc đúng bệnh mới tốt nhưng những lưu ý cũng giúp chơ quá trình điều trị bệnh tiểu đêm ở trẻ rất tốt.


Ăn uống hợp lí: Sau 4 giờ chiều hàng ngày cố gắng để trẻ ít uống nước đôi chút, tránh ăn thức ăn lỏng về bữa tối, ít ăn các đồ ăn thức uống lợi tiểu như dưa hấu và cà phê…

Tránh gây áp lực hay la mắng trẻ: Vì tâm lý căng thẳng có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn

Bồi dưỡng lòng tin: Thường xuyên chú ý đến các vấn đề của trẻ, an ủi động viên, giúp tâm lý trẻ ổn định hơn

Rèn luyện thói quen sống lành mạnh: Tập cho trẻ thói quen ngủ nghỉ, đi vệ sinh… đúng giờ đúng lúc và tập thói quen rèn luyện cơ thể, tập thể dục chơi thể sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.